ClockThứ Bảy, 02/03/2019 14:17

Đạt mục tiêu khí hậu Paris hỗ trợ tăng 4,6 triệu USD doanh thu ngư dân toàn cầu

TTH.VN - Đây là kết quả rút ra sau khi các nhà nghiên cứu so sánh tác động kinh tế khi Hiệp định Paris đặt ra viễn cảnh thế giới nóng lên 1,5oC và viễn cảnh nóng lên 3,5oC.

ASEAN: Vai trò trong việc thực hiện Hiệp định Paris về biến đổi khí hậuAustralia cam kết đạt mục tiêu cắt giảm lượng khí thảiThái Lan và các nỗ lực giảm phát thải khí nhà kínhTiến trình đối phó với biến đổi khí hậu gặp khó khăn do Mỹ rút khỏi hiệp định ParisThông qua nghị quyết tiến tới công ước môi trường toàn cầu

Ảnh minh họa: Devdiscourse

Tờ Devdiscourse ngày 2/3 dẫn thông tin từ kết quả của một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Science Advances cho biết, đạt được mục tiêu ngăn chặn hiện tượng ấm lên toàn cầu của Hiệp định Paris có thể bảo vệ hàng triệu tấn cá trên toàn thế giới, cũng như đảm bảo mức doanh thu đánh bắt lên đến hàng tỷ USD mỗi năm.

Đây là kết quả rút ra sau khi các nhà nghiên cứu so sánh tác động kinh tế khi Hiệp định Paris đặt ra viễn cảnh thế giới nóng lên 1,5oC và viễn cảnh nóng lên 3,5oC.

Theo đó, các nhà nghiên cứu kết luận rằng việc đạt được mục tiêu của hiệp định Paris sẽ mang lại lợi ích to lớn cho 75% trong tổng số các quốc gia biển, trong đó thuận lợi lớn nhất sẽ thuộc về các nước đang phát triển.

Nhận định sâu hơn, Rashid Sumaila đến từ Đại học British Columbia ở Canada cho hay: “Đạt được mục tiêu của hiệp định sẽ hỗ trợ tăng 4,6 tỷ USD doanh thu cho các ngư dân đánh bắt cá trên toàn thế giới mỗi năm, trong khi thu nhập của các ngư dân đánh bắt hải sản cũng tăng 3,7 tỷ USD. Những lợi ích lớn nhất sẽ được nhìn thấy rõ ràng tại các nước như Kiribati, Maldives và Indonesia, nơi có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi hiện tượng ấm lên toàn cầu. Tại đây, nghề đánh bắt cá cũng đóng vai trò rất lớn trong việc duy trì an ninh, thu nhập và việc làm”.

Trong một ý kiến khác có liên quan, Travis Tai thuộc Viện Đại dương và Ngư nghiệp khẳng định: “Sinh khối cá lớn hơn và năng suất đại dương cao hơn nghĩa là tiềm năng đánh bắt cũng sẽ cao hơn. Do đó, ngoại trừ vùng Bắc Âu, tất cả các châu lục khác trên thế giới sẽ đều hưởng lợi ích”.

Được biết, nghề đánh bắt cá trên biển hỗ trợ tạo công ăn việc làm cho khoảng 260 triệu người làm bán thời gian và toàn thời gian trên thế giới, trong đó bao gồm rất nhiều công việc tại các nước đang phát triển, cùng lúc hải sản vẫn là những mặt hàng xuất khẩu quan trọng đối với nhiều nước. Do đó, thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu trong thời điểm hiện tại và thực thi hiệp định Paris là rất quan trọng cho tương lai của nghề đánh bắt trên biển của toàn hành tinh, đồng thời đối phó tốt với những thách thức ngày càng tăng trong việc hỗ trợ xã hội phát triển lành mạnh và hòa bình trong tương lai.

Đan Lê (Lược dịch từ Devdiscourse)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay, tính cấp thiết của việc tìm ra giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Vào năm 2024, cuộc thảo luận toàn cầu về thích ứng với khí hậu đã trở nên sâu sắc. Nhiệt độ tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và hệ sinh thái thay đổi đặt ra những thách thức đáng kể cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu
Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) ngày 18/12 cho hay, Chính phủ Australia vừa đóng góp 13 triệu đô la Australia (tương đương 8,4 triệu USD) vào các nguồn lực cốt lõi của UNDP cho năm 2024. Đóng góp đáng kể này thể hiện cam kết liên tục của Australia đối với sự phát triển bền vững và quan hệ đối tác với UNDP.

Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu
Khơi thông luồng lạch, hoàn thiện hạ tầng nghề cá

Việc đầu tư xây dựng các dự án (DA) nâng cao năng lực hạ tầng nghề cá kết hợp với việc neo đậu, tránh trú bão trên địa bàn nhằm tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế và phòng, chống thiên tai. Sau khi hoàn thành, các công trình sẽ góp phần khôi phục hoạt động của cảng cá, âu thuyền và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của ngư dân trong vùng DA.

Khơi thông luồng lạch, hoàn thiện hạ tầng nghề cá
Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
Return to top