ClockThứ Bảy, 17/08/2019 15:27

Dấu hiệu kém "sáng" của kinh tế châu Âu

Theo số liệu sơ bộ của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) công bố ngày 16/8, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Eurozone sang phần còn lại của thế giới trong tháng 6/2019 đạt 189,9 tỷ euro (210,8 tỷ USD), giảm 4,7% so với cùng kỳ năm 2018.

Châu Phi hy vọng đột phá về kinh tế lớn nhờ Hiệp định thương mại tự doNhiều nhà đầu tư lớn lạc quan về triển vọng kinh tế Anh hậu BrexitEU lần thứ hai cắt giảm triển vọng tăng trưởng của ĐứcĐức đầu tư gần 60 tỷ Euro vào ô tô điện và xe tự láiBrexit sẽ không tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế Đức

Biểu tượng của khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Ảnh: TTXVN

Giá trị nhập khẩu hàng hóa của khu vực này từ phần còn lại của thế giới trong tháng 6/2019 đạt 169,3 tỷ euro, giảm 4,1% so với cùng kỳ năm 2018. 

Eurozone bao gồm các nước Bỉ, Đức, Estonia, Ireland, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Pháp, Italy, Cyprus, Latvia, Lithuania, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Áo, Bồ Đào Nha, Slovenia, Slovakia và Phần Lan. 

Ba tháng 4-6/2019 không phải giai đoạn “sáng” đối với nền kinh tế Eurozone. Đáng lưu ý là việc Cơ quan Thống kê Liên bang Đức (Destatis) ngày 14/8 công bố số liệu cho hay, kinh tế Đức đã sụt giảm 0,1% trong quý II/2019, sau khi tăng 0,4% trong quý I/2019.

Số liệu này cho thấy tình trạng dễ bị tổn thương của nền kinh tế lớn nhất châu Âu trước những căng thẳng thương mại, cũng như làm dấy những tranh luận về tình hình tăng chi tiêu công ở Đức, đồng thời đưa nước này “gia nhập” nhóm các quốc gia châu Âu đang trong tình cảnh kinh tế trì trệ. 

Số liệu chính thức của Eurostat công bố hôm 14/8 cũng cho thấy tăng trưởng kinh tế của chậm lại mức 0,2% trong quý II/2019, sau khi ghi nhận mức tăng 0,4% trong quý I/2019.

Tháng 6/2019 ghi nhận sản lượng công nghiệp được điều chỉnh theo mùa của Eurozone và EU giảm lần lượt 2,6% và 1,9% so với cùng kỳ năm 2018. Các số liệu trên cho thấy tình trạng tăng trưởng kinh tế chậm lại đang lan rộng. 

Trước đó, theo một cuộc khảo sát do công ty dữ liệu tài chính IHS Markit tiến hành, Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tại Eurozone đã giảm từ 52,2 điểm trong tháng Sáu xuống 51,5 điểm trong tháng Bảy. 

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

2/3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất

Theo báo cáo mới của Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA), chỉ 1/3 các vùng mặt nước của châu Âu có chất lượng tốt, trong khi nhiều sông, hồ và vùng nước ven biển của khu vực này “bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hóa chất”. Ô nhiễm không khí từ các nhà máy điện than và thuốc trừ sâu từ nông nghiệp được xem là hai trong số những “thủ phạm chính”.

2 3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất
Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN

Cuộc khảo sát tâm lý kinh doanh mới nhất của Liên minh châu Âu - ASEAN chỉ ra rằng 59% doanh nghiệp châu Âu cảm thấy EU không đóng góp vào việc hỗ trợ lợi ích của họ ở Đông Nam Á, đánh dấu mức độ không hài lòng cao nhất kể từ khi khảo sát được thực hiện vào năm 2015.

Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN
Các nền kinh tế ASEAN+3 duy trì tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn

Trong bản cập nhật hàng quý mới nhất về Triển vọng kinh tế khu vực ASEAN+3 vừa được công bố ngày 3/10, Văn phòng Nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) dự báo khu vực này - gồm các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản - sẽ tăng trưởng 4,2% trong năm 2024 và mức tăng trưởng này sẽ tăng lên 4,4% vào năm 2025. Theo AMRO, sự phục hồi liên tục trong thương mại và du lịch nước ngoài, cùng với nhu cầu trong nước mạnh mẽ, sẽ vẫn là động lực chính cho tăng trưởng của khu vực.

Các nền kinh tế ASEAN+3 duy trì tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn
Return to top