Ảnh minh hoạ. Nguồn: Asian Power
Đáng chú ý, những số liệu của Hội đồng Năng lượng Thế giới (WEC) chỉ ra rằng, về công suất lắp đặt, Việt Nam dẫn đầu ở khu vực Đông Nam Á với 15.211 megawatt (MW).
Cơ hội đầu tư
Theo một nghiên cứu của DBS, nhà cung cấp dịch vụ tài chính của Liên Hiệp quốc (LHQ) và Singapore, thị trường đầu tư vào thủy điện trong khu vực được định giá ở mức 90 tỷ USD. Những quốc gia như Lào và Myanmar là một kho tàng tiềm năng thủy điện, nhờ vào đặc điểm địa lý độc đáo.
Bộ Năng lượng và Mỏ Lào ước tính, quốc gia này có tiềm năng thủy điện trên lý thuyết vào khoảng 18.000 MW, không bao gồm dòng chủ lưu của sông Mê Kông. Trong khi đó, Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN 2025 dự báo, công suất thủy điện tiềm năng của Myanmar là 108 GW.
Các dự án thủy điện có quy mô khác nhau. Những dự án thủy điện lớn thường được thực hiện bởi các nhà sản xuất điện độc lập lớn. Có thể mất tới 10 năm để lập kế hoạch và thực hiện những đánh giá cần thiết trước khi bắt đầu tiến hành đầu tư thực tế.
Mặt khác, các dự án thủy điện nhỏ và siêu nhỏ có thể được phát triển với chi phí thấp hơn. Điển hình là, Indonesia đang tìm cách sử dụng thủy điện nhỏ, điều này sẽ giúp tăng cường tỷ lệ điện khí hóa ở quốc gia này.
Tại Philippines, hầu hết các dự án như vậy với công suất trung bình dưới 1 MW chỉ mất 6 tháng để hoàn thành. Những dự án này yêu cầu đầu tư tài chính từ 1-2 triệu USD, đồng thời cũng là các dự án có nhiều cơ hội đầu tư nhất.
Rủi ro
Giống như bất kỳ khoản đầu tư nào, sẽ luôn có những rủi ro đi kèm mà các nhà đầu tư nên cảnh giác. Thủy điện từ lâu đã bị phớt lờ trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, bởi quá trình xây dựng, trong một số trường hợp có thể gây hại cho chính môi trường mà những công trình này cố gắng bảo vệ.
Bên cạnh đó, các dự án thủy điện lớn thường liên quan đến việc xây đập, hoạt động mà một số chuyên gia tuyên bố có thể gây tổn hại đến đa dạng sinh học và hệ sinh thái của vùng nước.
Những con đập như vậy có khả năng phá hủy môi trường sống tự nhiên, cản trở đường di cư của cá và làm xáo trộn tính mặn của nước. Vô tình, những tác động này ảnh hưởng đến sinh kế của ngư dân và nông dân phụ thuộc vào các dòng sông như nguồn thu nhập chính của họ.
Một rủi ro khác cần lưu tâm là rủi ro tín dụng do các vấn đề xã hội và kỹ thuật, điều này có thể kéo dài chu kỳ dự án. Quan trọng là bất kỳ nhà đầu tư nào trong các dự án thủy điện, đặc biệt là các lưới thủy điện nhỏ ở khu vực nông thôn, cần tranh thủ sự hỗ trợ của cộng đồng địa phương trước khi tiến hành phát triển.
Cuối cùng, trong việc gặt hái những lợi ích của việc đầu tư vào thủy điện, cần lưu ý không chỉ về lợi ích tiền tệ mà còn cả chi phí xã hội. Khi có thể tìm thấy sự cân bằng giữa hai bên, những nỗ lực đó không chỉ giúp bảo vệ môi trường và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương, mà còn giúp các nhà đầu tư kiếm được lợi nhuận trung thực.
Lê Thảo (Lược dịch từ The ASEAN Post)