ClockThứ Hai, 02/09/2019 15:19

Do căng thẳng thương mại, hoạt động sản xuất ở châu Á giảm mạnh

TTH.VN - Cuộc chiến thương mại kéo dài giữa Mỹ và Trung Quốc khiến hoạt động của nhiều nhà máy ở châu Á giảm mạnh trong tháng 8/2019, kết quả nhiều cuộc điều tra kinh doanh cho thấy. Điều này làm tăng khả năng các nhà hoạch định chính sách sẽ bổ sung thêm các gói kích cầu mới để chống lại rủi ro suy thoái, Reuters nhận định.

ASEAN trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà máy toàn cầuCác công ty nhà ở Nhật Bản hướng đến thị trường châu ÁMỹ: Ngành sản xuất tiếp tục tăng trưởng trong tháng 2

Một nhân viên làm việc trên dây chuyền sản xuất của một nhà máy sản xuất lốp xe thuộc Tập đoàn Thiên Tân Wanda, Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Hoạt động sản xuất của Trung Quốc đã bất ngờ gia tăng trong tháng 8 khi sản lượng tăng, nhưng đơn hàng vẫn yếu và niềm tin kinh doanh chững lại, phân tích thông tin từ chỉ số quản lý mua hàng của khu vực tư nhân (PM) vừa được công bố hôm nay cho thấy.

Trong khi đó, Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan – những quốc gia vốn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, cũng chứng kiến ​​hoạt động của các nhà máy bị thu hẹp, càng làm sâu sắc thêm những thiệt hại từ cuộc chiến thuế quan giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Theo ông Rajiv Biswas, nhà kinh tế trưởng của IHS Markit tại châu Á-Thái Bình Dương, bức tranh rộng lớn hơn về xuất khẩu châu Á vẫn còn rất yếu do ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung vẫn đang tiếp tục leo thang. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng nguyên nhân không chỉ vì căng thẳng thương mại giữa Mỹ-Trung mà còn so sự chậm lại trong lĩnh vực ô tô Trung Quốc và nhu cầu điện thoại thông minh của Bắc Kinh cũng đã chậm lại. Điều này một lần nữa có tác động tiêu cực đến lĩnh vực điện tử của Hàn Quốc và Nhật Bản.

Trong một động thái leo thang căng thẳng mới, Mỹ đã bắt đầu áp thuế 15% đối với nhiều loại hàng hóa Trung Quốc từ hôm qua (1/9), đáp lại Trung Quốc cũng có hành động trả đũa đối với dầu thô của Mỹ.

Tại các nước khác ở châu Á, hoạt động sản xuất của Nhật Bản đã giảm tháng thứ 4 liên tiếp trong tháng 8, nhấn mạnh triển vọng ảm đạm đối với nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Tuy nhiên, nền kinh tế nước này đến nay vẫn có sự tăng trưởng ổn định nhờ nhu cầu nội địa mạnh mẽ, bất chấp sản lượng xuất khẩu giảm tháng thứ 8 liên tiếp.

Hoạt động sản xuất của Hàn Quốc cũng bị thu hẹp khi các nhà sản xuất cảm thấy khó khăn không chỉ từ cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc mà còn do cănh thẳng thương mại leo thang giữa nước này với Nhật Bản.

Dữ liệu ảm đạm này làm tăng khả năng sẽ có một chính sách nới lỏng tiền tệ bộ sung của ngân hàng trung ương Hàn Quốc, ngay sau khi giảm lãi suất bất ngờ vào tháng Bảy.

BẢO NGHI (Lược dịch từ AFP & CNN) 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á: Ngành vận tải biển vẫn tăng trưởng mạnh bất chấp những cú sốc toàn cầu

Trong một thế giới ngày càng kết nối, căng thẳng địa chính trị và tác động của biến đổi khí hậu đang gây ra những tác động toàn cầu, bao gồm cả châu Á. Tuy nhiên, với sức mạnh của ngành vận tải biển, châu lục này vẫn là khu vực kết nối tốt nhất với các mạng lưới vận tải trên toàn thế giới, đánh giá mới nhất về vận tải biển năm 2024 vừa được Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) công bố nêu rõ.

Châu Á Ngành vận tải biển vẫn tăng trưởng mạnh bất chấp những cú sốc toàn cầu
Châu Á đối mặt nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu do xung đột ở Trung Đông

Căng thẳng gia tăng giữa Israel và Iran đang đe dọa làm gián đoạn nguồn cung dầu được vận chuyển qua Eo biển Hormuz - một tuyến đường năng lượng quan trọng đối với châu Á. Khu vực này cũng đang đứng trước mối lo ngại ngày càng tăng rằng, một cuộc xung đột rộng hơn ở Trung Đông có thể làm tắc nghẽn nguồn cung và gây bất ổn thị trường dầu mỏ.

Châu Á đối mặt nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu do xung đột ở Trung Đông

TIN MỚI

Return to top