ClockThứ Hai, 25/02/2019 14:42

Hàn Quốc và chính sách miền Nam mới đối với ASEAN

TTH.VN - Sau những sự kiện quan trọng được tổ chức tại Singapore hồi tháng 11/2018 như hội nghị thượng đỉnh ASEAN và hội nghị thượng đỉnh Đông Á, một sự thật được rút ra là khu vực Đông Nam Á thực sự là một điểm nóng với nhiều điểm mạnh có thể khai thác.

Doanh nghiệp Hàn Quốc tìm đường vào thị trường ASEANMở rộng cơ hội phát triển của các nước thông qua hợp tác Nam – NamHợp tác Mekong - Hàn Quốc dẫn đầu sự phát triển bền vữngCơ hội lớn để các công ty chăm sóc sức khỏe Hàn Quốc phát triển tại thị trường ASEAN

Hàn Quốc và chính sách Miền Nam mới đối với ASEAN. Ảnh: Phnom Penh Post

Tất cả các nguyên thủ quốc gia tham dự hội nghị đều tán thành luận điểm này. Từ Tổng thống Nga Vladimir Putin đến Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe – tất cả mọi người đều nhận ra tần quan trọng về địa chiến lược của khu vực.

Cơ hội phát triển ở Đông Nam Á hoàn toàn rõ ràng; nhất là khi nền kinh tế khu vực là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, với một thị trường bao phủ khoảng 600 triệu người tiêu dùng. Cộng thêm tầm quan trọng về địa chính trị, rất nhiều quốc gia đang nỗ lực tìm kiếm và tiếp cận khai thác tiềm năng của khu vực bằng cách xoay vòng các chính sách đối ngoại của mình tại đây. Một ví dụ điển hình là chính sách Miền Nam mới của Hàn Quốc.

Chính sách miền Nam mới

Vào tháng 11/2018, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã công bố một chính sách nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ giữa đất nước và khu vực Đông Nam Á.

Cụ thể, vị tổng thống cho rằng: “Ngoại giao của Hàn Quốc đã hướng đến rất nhiều quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc và Nga. Song, tôi cho rằng nó nên tìm kiếm và mở rộng đến những chân trời mới”.

Theo chính quyền Tổng thống Moon Jae-in, chính sách này được cho là tương tự với chính sách miền Bắc mới, trong đó tập trung tăng cường hợp tác với Trung Quốc, Nhật Bản, Mongolia và Nga. Để triển khai chính sách miền Nam mới tốt hơn, một ủy ban tổng thống và kế hoạch chi tiết, toàn diện đã nhanh chóng được thiết lập.

Trên thực tế, mối quan hệ ngoại giao Hàn Quốc – ASEAN đã kéo dài 20 năm, do đó, hai bên đã xây dựng và duy trì được mối quan hệ thương mại tương đối khăng khít. Vào năm 2018, ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ hai của Hàn Quốc. Ngược lại, Hàn Quốc cũng xếp thứ 5 trong danh sách các đối tác thương mại quan trọng của khu vực.

Mặc dù không bao hàm những mục đích mới, song với chính sách này, Tổng thống Moon Jae-in kỳ vọng sẽ tăng cường hơn nữa những mối quan hệ đang tồn tại giữa hai bên.

Theo như những gì Tiến sĩ Lee Jaeyhon, thuộc Viện nghiên cứu chính sách Asan đã đề cập trong bài viết: “Chính sách miền Nam mới của Hàn Quốc đối với ASEAN: Bối cảnh và định hướng”, lý do khiến ASEAN là lựa chọn số một cho chiến lược hợp tác là về mặt địa lý, ASEAN gần nhất với Hàn Quốc. Cả hai thực thể đều có mối quan tâm về chiến lược tương đối giống nhau. Cùng với nhiều lý do khác, Hàn Quốc và ASEAN đang cố gắng mở rộng không gian tự trị trong khu vực và tăng cường đòn bẩy ngoại giao của mình.

Được biết, chính sách cũng bắt đầu thu được nhiều kết quả đáng mừng. Cụ thể, chỉ trong 9 tháng đầu năm 2018, thương mại song phương giữa Hàn Quốc và ASEAN đã chứng kiến mức tăng vào khoảng 6%, lên thành 120 tỷ USD, tương đối cao so với cùng kỳ năm 2017. Hiện hai bên đang nỗ lực nâng giá trị thương mại song phương lên thành 200 tỷ USD vào năm 2020.

Nhìn chung, mối quan hệ giữa Hàn Quốc và ASEAN chỉ có thể tiến lên theo hướng tích cực. Điều này được thể hiện rõ nhất khi Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tái khẳng định cam kết về việc thắt chặt quan hệ tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 33, tổ chức hồi năm 2018 vừa qua.

Hiện, Hàn Quốc dự kiến trong năm nay sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh Hàn Quốc – ASEAN với sự góp mặt của tất cả các nhà lãnh đạo cấp cao của các nước thành viên ASEAN. Ngoài ra, một hội nghị thượng đỉnh Hàn Quốc – Mekong đầu tiên có thể cũng sẽ được diễn ra với sự tham gia của lãnh đạo các nước trong tiểu vùng sông Mekong bao gồm Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và Việt Nam.

Đan Lê (Lược dịch từ The ASEAN Post)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hướng đến giáo dục nghề nghiệp xanh và bền vững

Ngày 13/12, Trường cao đẳng Công nghiệp Huế (HueIC) phối hợp với Viện Nghiên cứu giáo dục nghề nghiệp Hàn Quốc (KRIVET) tổ chức hội thảo chia sẻ chuyên môn "Phát triển giáo dục nghề nghiệp bền vững: Từ chuyển đổi số đến GDNN xanh".

Hướng đến giáo dục nghề nghiệp xanh và bền vững
ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông

Theo một bài phân tích trên trang CNA, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại trong khu vực thông qua việc xây dựng mạng lưới giao thông và hậu cần tốt hơn. Điều này cũng sẽ cho phép các quốc gia thành viên tự bảo vệ mình khỏi những rủi ro địa chính trị và kinh tế đang ngày càng gia tăng.

ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông
Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững

Trong phát biểu mới nhất tại hội nghị “Hợp tác Trung Quốc - ASEAN về phát triển và quản lý trí tuệ nhân tạo (AI)” vừa diễn ra tại Trung Quốc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc (CIIS) Chen Bo kêu gọi tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN về trí tuệ nhân tạo (AI).

Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững
Du lịch nội khối ASEAN đang phát triển nhanh chóng

Theo dữ liệu vừa được công bố của Tập đoàn UOB, du lịch nội khối của các nước Đông Nam Á đang phát triển nhanh chóng, với sự phục hồi về lưu lượng hành khách nói chung trong khu vực. Bất chấp những thách thức kinh tế và xã hội đang diễn ra, nhu cầu du lịch của người dân châu Á nói chung - Đông Nam Á nói riêng vẫn đầy hứa hẹn, trong đó du khách có xu hướng ưu tiên đặt các chuyến đi ngắn ngày hơn và tìm kiếm những chuyến du lịch nhanh ra nước ngoài với chi phí tốt nhất.

Du lịch nội khối ASEAN đang phát triển nhanh chóng
Return to top