ClockChủ Nhật, 02/12/2018 18:16

Hỗ trợ lực lượng lao động khi nền kinh tế toàn cầu phát triển

TTH - Tại hội nghị lần này, tương lai của việc làm trong thời đại cách mạng kỹ thuật số là một trong những vấn đề chính được các đại biểu, quan chức cấp cao các nước chú tâm bàn luận kỹ càng.

Biến đổi khí hậu trở thành mối đe dọa sức khỏe toàn cầu lớn nhất thế kỷ 21Tổ chức chính thức đầu tiên kết nối trí thức trẻ Việt Nam trên toàn thế giới ra đời

Chính phủ các nước cần hỗ trợ lực lượng lao động thích ứng, phát triển trong thời đại cách mạng kỹ thuật số. Ảnh: Africa

Tại buổi họp đầu tiên của Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra tại Buenos Aires (Argentina), Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho hay, với những tiến bộ công nghệ đã và đang định hình lại nền kinh tế toàn cầu, chính phủ các nước cần phải hỗ trợ giảm bớt gánh nặng, nỗi lo cho người lao động bằng cách trang bị những kiến thức, kỹ năng phù hợp để thực hiện và phát triển công việc mới.

“Chúng ta nên hành động dựa trên cơ sở rằng sự can thiệp của công nghệ sẽ tạo ra những cơ hội việc làm mới, ngay cả khi công việc cũ đã bị tước đi. Cụ thể, trong các nhà máy, Robot đã và đang được thay thế lao động truyền thống. Song suy cho cùng, chúng ta vẫn cần con người để lập trình và vận hành máy móc”, vị Thủ tướng nhấn mạnh.

Tại hội nghị lần này, tương lai của việc làm trong thời đại cách mạng kỹ thuật số là một trong những vấn đề chính được các đại biểu, quan chức cấp cao các nước chú tâm bàn luận kỹ càng.

Lấy ví dụ về cơ hội phát triển việc làm cho lao động truyền thống trong các ngành nghề như kế toán, luật pháp – những mảng nghề phần lớn đã được “vi tính hóa, tự động hóa”, vị Thủ tướng chỉ ra rằng vị trí làm việc dành cho con người vẫn còn. Điều này được thể hiện rõ nhất khi các chức vụ như kế toán và luật sư có tay nghề, kinh nghiệm cao - những chuyên gia tập trung vào các nhiệm vụ đòi hỏi sự phán xét của con người và tương tác giữa người với người vẫn được tuyển dụng.

Nhìn vào ví dụ trên, có thể thấy điều quan trọng nhất lúc này là giới chức các nước cần tạo điều kiện tốt nhất, cung cấp cho lực lượng lao động những khóa đào tạo bài bản với kỹ năng phù hợp để đảm nhận các chức vụ mới. Ngoài những hỗ trợ thực tế về kinh nghiệm, lao động cũng cần đảm bảo có tâm lý tốt, ý thức sẵn sàng làm việc cao.

Trong bối cảnh hiện nay, các chính phủ cần phải triển khai hành động càng sớm càng tốt. Đối với vấn đề này, Singapore đang cố gắng làm việc với các doanh nghiệp, công đoàn để nhanh chóng tái đào tạo kỹ năng, cũng như bố trí lại công việc thích hợp cho những đối tượng có nguy cơ. Không chỉ phía người tuyển dụng, bản thân các lao động cũng phải chấp nhận suy nghĩ sẽ luôn học hỏi. Thay vì lo lắng, lao động cần làm việc chăm chỉ để xây dựng tương lai cho mỗi cá nhân.

Thủ tướng Lý Hiển Long lưu ý các quốc gia tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 cũng đang “đặt con người làm ưu tiên hàng đầu”, bao gồm một số kế hoạch tiêu biểu như: kế hoạch giáo dục kỹ thuật số cấp quốc gia của Ấn Độ và Italy và tầm nhìn của Saudi Arabia đến năm 2030 nhằm chuẩn bị cho người dân những khả năng, tinh thần sẵn sàng khi thay đổi công việc.

Trước đó, các bộ trưởng lao động và việc làm của khối G20 (LEMM) đã ra tuyên bố LEMM 2018, trong đó tập trung vào các cơ hội việc làm công bằng, bền vững. Liên quan đến tương lai của việc làm, các bộ trưởng cam kết: thúc đẩy đối thoại xã hội hiệu quả, tham gia vào đối thoại nhiều bên liên quan đến các vấn đề về phát triển và thực hiện chính sách về tương lai của việc làm; thúc đẩy chính thức hóa lao động, làm rõ quyền và nghĩa vụ của người lao động; thúc đẩy đào tạo cho tất cả các đối tượng người lao động, hỗ trợ mọi người phát triển toàn diện...

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ CNA & ICAR)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần nỗ lực chung toàn cầu để xây dựng tương lai số

Phát biểu tại Hội nghị cấp cao Internet thế giới 2024 (WIC) diễn ra tại thị trấn cổ Ô Trấn (Wuzhen, Trung Quốc), Phó Thủ tướng Trung Quốc Đinh Tiết Tường nhấn mạnh: Cộng đồng quốc tế phải cùng nhau giải quyết các vấn đề như khoảng cách số và tình hình an ninh mạng nghiêm trọng, đồng thời xây dựng một tương lai số tốt đẹp hơn.

Cần nỗ lực chung toàn cầu để xây dựng tương lai số
Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2: Khó ở đâu, gỡ ở đó

Hiện, số lượng các dự án nhà ở thương mại được đầu tư hàng năm khá lớn, nhưng các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) triển khai chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì thế, ngoài hoàn thiện chính sách thuộc thẩm quyền, đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) trong thúc đẩy đầu tư NƠXH, việc lãnh đạo, chỉ đạo đa dạng nguồn lực đầu tư NƠXH đã là hiệu lệnh.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2 Khó ở đâu, gỡ ở đó

TIN MỚI

Return to top