ClockThứ Hai, 29/10/2018 08:08

Indonesia cấm quảng cáo sữa đặc có đường

TTH.VN - Cơ quan giám sát an toàn thực phẩm của Indonesia đã đưa ra cảnh báo nghiêm khắc về các nguy cơ sức khỏe của sữa đặc có đường và cấm các quảng cáo nói rằng sản phẩm này là sữa thực sự hoặc sử dụng hình ảnh của trẻ nhỏ.

Nuôi con bằng sữa mẹ giúp các bà mẹ giảm nhẹ nguy cơ bị cao huyết ápTuần lễ Thế giới Nuôi con bằng sữa mẹ: "Thời gian là tất cả"UNICEF kêu gọi các quốc gia giàu có tăng cường nuôi con bằng sữa mẹ2.000 bà mẹ Philippines tham gia sự kiện khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ

Người dân đi ngang một gian hàng bán sữa đặc trong siêu thị ở Indonesia. Ảnh: Jakarta Globe

Trong một thông tư được ban hành vào tháng 7, Cơ quan Giám sát Thực phẩm và Dược phẩm Quốc gia Indonesia (BPOM) cho biết, các sản phẩm sữa đặc có đường không phải nguồn thay thế sữa mẹ, giải thích rằng nó chỉ đơn thuần là một sản phẩm chứa sữa và hầu hết là đường. Thực tế, sữa đặc chứa rất ít sữa tươi.

Các thương hiệu thực phẩm ở Indonesia đã nhiều năm quảng bá sữa đặc có đường và các dẫn xuất của nó có hàm lượng dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, các sản phẩm có đường có thể dẫn đến béo phì, tiểu đường và các vấn đề sức khỏe khác.

BPOM hiện đã cấm tiếp thị sữa đặc như các loại sữa khác, chẳng hạn như sữa tươi, sữa tiệt trùng và sữa mẹ. Các công ty có thời hạn 6 tháng để tuân thủ.

Chính phủ cũng cấm mọi quảng cáo về sữa đặc có đường cho trẻ em dưới 5 tuổi, hình ảnh sữa trong ly và cấm sử dụng sản phẩm này trong các chương trình truyền hình của trẻ em.

Ông Mauizzati Purba, giám đốc tiêu chuẩn thực phẩm chế biến của BPOM cho biết: “Những quảng cáo này bị cấm không phải vì việc tiêu thụ sữa đặc có đường bị cấm, mà là để tránh những quan niệm sai lầm về giá trị dinh dưỡng của sản phẩm cho sự phát triển của trẻ”.

Sữa đặc có đường là sữa đã bốc hơi nước và trộn với một lượng lớn đường. Nó không có hương vị hoặc vị chocolate và được sử dụng trên toàn thế giới chủ yếu cho bánh ngọt, kem hay các loại nước uống, ví dụ như cà phê, và không phải là sản phẩm thay thế sữa. Tuy nhiên, ở Indonesia, sữa đặc có đường được cung cấp cho trẻ em và trẻ sơ sinh thay thế cho sữa công thức, vì có giá thành rẻ hơn.

Một lon sữa đặc có đường 375 gram ở Indonesia có giá khoảng 0,69 USD và chứa hơn 50% đường. Trên bao bì sản phẩm có in đề xuất khuyến cáo rằng sản phẩm nên được pha với nước và uỗng mỗi ngày 2 ly. Một muỗng canh chứa khoảng 62 calo, một lượng tương đương với một quả trứng luộc chín vừa; Một muỗng canh đường trắng tinh luyện chứa khoảng 48 calo.

12% trẻ em Indonesia thừa cân

“Nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ đường nhiều hơn 10% tổng năng lượng đưa vào cơ thể mỗi ngày có thể dẫn đến giảm độ nhạy insulin, kích thích tăng đường huyết (đường huyết cao)”, Rita Ramayulis, một tác giả và chuyên gia dinh dưỡng cho biết. Theo bà, nếu một đứa trẻ uống hai ly sữa đặc một ngày, "lượng đường tiêu thụ sẽ vượt quá khẩu phẩn ăn cân bằng hàng ngày cho trẻ".

Bộ Y tế Indonesia đã công bố số liệu năm 2017 cho thấy tỷ lệ béo phì của quốc gia này tăng 41,49% trong một thập kỷ từ năm 2007 đến 2017, tăng từ 18,8% lên 26,6% dân số. 12% trẻ em Indonesia được liệt kê vào dạng thừa cân.

Sữa đặc có đường cũng là một yếu tố trong cuộc tranh luận toàn cầu về việc cho con bú. Ví dụ, ở Indonesia, việc lựa chọn sữa công thức hoặc các lựa chọn thay thế khác để nuôi con diễn ra rất phổ biến, dẫn đến tình trạng chỉ có 42% trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, các số liệu y tế chỉ rõ. Xu hướng này vẫn tiếp diễn bất chấp một đạo luật được thông qua vào năm 2009 yêu cầu tất cả trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu tiên.

Như vậy, hơn một nửa số bà mẹ Indonesia cho con bú sữa bột, đôi khi bao gồm cả sữa đặc có đường, một phần do việc tiếp thị hàng loạt các sản phẩm thay thế sữa mẹ cùng với sự hiểu biết kém về dinh dưỡng.

Bảo Nghi (Lược dịch từ Jakartaglobe)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cảnh báo hành vi quảng cáo, lôi kéo cờ bạc

Hiện nay, có một nhóm đối tượng đến các quán ăn, nhà hàng, tạp hóa… trên địa bàn TP. Huế để tặng các mặt hàng là ống để đũa, hộp đựng giấy lau, cốc nước… cho các hộ kinh doanh. Nhiều người dân không để ý, cứ nghĩ đó là sự “tài trợ” của một doanh nghiệp nào đó, nhưng thực chất đây là hành vi quảng cáo, lôi kéo vào các trang cờ bạc. Người dân cần hết sức lưu ý.

Cảnh báo hành vi quảng cáo, lôi kéo cờ bạc
Trâng tráo và nguy hại

Mới sáng bảnh mắt bước ra đầu ngõ đã thấy trắng xóa cả một vạt tờ rơi quảng cáo cho vay. Và không chỉ có đầu nhà tôi, mà những tờ rơi kia còn được rải suốt dọc tuyến đường, riêng ở đầu ngã ba các con hẻm dẫn vào các xóm, tờ rơi càng được “ưu tiên” rải quyết liệt hơn.

Trâng tráo và nguy hại
Triển khai Tiểu Dự án 2 “Cải thiện dinh dưỡng” ở A Lưới

Sáng 17/11, UBND huyện A Lưới tổ chức hội nghị triển khai thực hiện Tiểu Dự án 2 “Cải thiện dinh dưỡng” thuộc Dự án 3 “Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn huyện.

Triển khai Tiểu Dự án 2 “Cải thiện dinh dưỡng” ở A Lưới

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top