ClockThứ Sáu, 11/05/2018 06:51

UNICEF kêu gọi các quốc gia giàu có tăng cường nuôi con bằng sữa mẹ

TTH.VN - Trẻ sơ sinh ở các quốc gia giàu có nhiều khả năng bị bỏ lỡ bú sữa mẹ gấp 5 lần, so với những trẻ nhỏ ở các quốc gia kém phát triển, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp quốc (UNICEF) ngày 10/5 cho biết.

LHQ khuyến khích cho con bú sữa mẹ để giúp trẻ có khởi đầu tốt nhấtNghiên cứu tại Hoa Kỳ: Sữa mẹ có thể ngăn ngừa dị ứng thức ăn ở trẻSingapore ra mắt Ngân hàng hiến tặng sữa mẹ đầu tiên2.000 bà mẹ Philippines tham gia sự kiện khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹLHQ: Nuôi con bằng sữa mẹ là sự “đầu tư thông minh nhất”

Một người mẹ ở Ethiopia cam kết cho con bú đến khi bé được 6 tháng tuổi. Ảnh: UNICEF

Khoảng 7,6 triệu trẻ sơ sinh trên toàn thế giới không được nuôi bằng sữa mẹ mỗi năm, mặc dù có bằng chứng rõ ràng rằng việc nuôi con bằng sữa mẹ có thể cứu sống và bảo vệ trẻ sơ sinh, cũng như bà mẹ chống lại những căn bệnh chết người.

Bằng chứng cho thấy, việc cho nuôi con bằng sữa mẹ cũng thúc đẩy sự phát triển của não bộ và cải thiện kết quả giáo dục, UNICEF khẳng định trong một nghiên cứu mới được công bố ngày 10/5.

Ở các quốc gia có thu nhập cao, 21% trẻ sơ sinh hoàn toàn không được nuôi bằng sữa mẹ, trong khi ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, con số trung bình chỉ là 4%.

"Nuôi con bằng sữa mẹ là món quà tuyệt vời nhất của một người mẹ, dù giàu hay nghèo có thể cho con của mình, cũng như chính mình", Shahida Azfar, Quyền Phó Giám đốc điều hành của UNICEF nhận định.

Theo nghiên cứu, 99% trẻ sơ sinh ở Bhutan, Madagascar và Peru được bú sữa mẹ ít nhất một lần. Tuy nhiên, tỷ lệ này chỉ là 55% ở Ireland, 74% ở Mỹ và 77% ở Tây Ban Nha.

Cũng theo UNICEF, những yếu tố dẫn đến tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ cao hơn là khác nhau trên toàn thế giới. Trong đó, Ấn Độ và Việt Nam đưa ra những chính sách mạnh mẽ để bảo vệ và thúc đẩy việc nuôi con bằng sữa mẹ.

Thanh Ngân (Lược dịch từ UN News)

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngày Trẻ em thế giới (20/11):
UNICEF chỉ ra những xu hướng lớn sẽ tác động đến cuộc sống của trẻ em

Sự thay đổi nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng, và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ tạo ra một tương lai ảm đạm cho trẻ em vào giữa thế kỷ 21, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo trong một báo cáo thường niên, được công bố vào Ngày Trẻ em thế giới (20/11).

UNICEF chỉ ra những xu hướng lớn sẽ tác động đến cuộc sống của trẻ em
Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Ngày Nhà giáo Thế giới (5/10):
Đã đến lúc cải cách khủng hoảng giáo dục hiện nay

Từ lễ Wai kru ở Thái Lan đến các sự kiện tri ân ở Lào và Campuchia, tất cả các nước ASEAN đều dành riêng một ngày đặc biệt để học sinh vinh danh giáo viên bằng hoa, điệu múa truyền thống và cử chỉ tôn trọng.

Đã đến lúc cải cách khủng hoảng giáo dục hiện nay
UNICEF: 6 triệu trẻ em ở Đông Nam Á bị ảnh hưởng bởi bão Yagi

Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) hôm nay (18/9) cho biết lũ lụt và lở đất chết người do bão Yagi gây ra đã ảnh hưởng đến khoảng 6 triệu trẻ em trên khắp Đông Nam Á, trong khi số người thiệt mạng vì thảm họa này vẫn đang tiếp tục tăng lên.

UNICEF 6 triệu trẻ em ở Đông Nam Á bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
ILO kêu gọi G20 giảm bất bình đẳng, khuyến khích đa dạng trong thế giới việc làm

Tổng Giám đốc Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), ông Gilbert F. Houngbo đã lên tiếng kêu gọi các Bộ trưởng Lao động và Việc làm thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) thực hiện hành động mang tính quyết định để giảm bất bình đẳng, thúc đẩy bình đẳng giới và khuyến khích sự đa dạng tại nơi làm việc.

ILO kêu gọi G20 giảm bất bình đẳng, khuyến khích đa dạng trong thế giới việc làm

TIN MỚI

Return to top