ClockThứ Năm, 24/05/2018 14:36

Khả năng cạnh tranh của Singapore xếp thứ 3 trên thế giới

TTH.VN - Hãng tin Reuters ngày 24/5 dẫn báo cáo mới nhất từ IMD, một trường kinh doanh của Thụy Sĩ cho biết, Singapore tiếp tục giữ vững vị trí thứ ba trong danh sách các nền kinh tế có năng lực cạnh tranh cao nhất thế giới.

Trẻ em Thụy Điển học về lập trình từ lớp 1“Chất xúc tác” giúp Nga trở thành quốc gia hùng mạnhSingapore thiết lập hệ thống quản lý chất thải điện tử vào năm 2021Singapore: Sử dụng robot thiên nga giám sát chất lượng nướcSingapore là nhà đầu tư châu Á lớn thứ hai ở Hoa Kỳ

Ảnh minh họa: CNA

Kết quả của bảng xếp hạng cho thấy, đứng đầu là Mỹ với vị trí cao nhất trong các hạng mục về kinh tế và cơ sở hạ tầng. Cụ thể, nước này đã vươn lên từ vị trí thứ tư của năm 2017 để thay thế Hongkong và đẩy quốc gia này xuống vị trí thứ hai về năng lực cạnh tranh của năm 2018.

Trong top năm các quốc gia đứng đầu, xếp lần lượt sau Mỹ - Hongkong – Singapore là Hà Lan và Thụy Sĩ. So với năm ngoái, năng lực canh tranh của Hà Lan cũng ghi nhận mức độ tăng trưởng mạnh, hỗ trợ nước này tăng 1 bậc nhờ vào phát triển cân bằng trong tất cả các ngành. Bên cạnh đó, Thụy Sĩ giảm liên tiếp 3 bậc so với năm 2017 do chịu ảnh hưởng từ sự suy giảm về xuất khẩu.

Về vấn đề này, Giám đốc IMD Arturo Bris cho biết, Singapore có được vị thế như hiện nay là nhờ vào khả năng lãnh đạo đúng đắn và những chính sách phát triển mạnh mẽ của chính phủ. Tuy nhiên nhìn chung, Singapore vẫn là một quốc gia tương đối đắt đỏ. Giá thuê mua nhà cao đang là một trong những cản trở lớn đối với công tác thu hút nhân tài và ảnh hưởng mạnh đến chất lượng sống của người dân nước này.

Ngoài những nước có vị trí cao nhất, IMD cho biết tại châu Á, Trung Quốc đang xếp vị trí thứ 13, Nhật Bản xếp vị thứ 25, Hàn Quốc 27, Malaysia 22, Thái Lan 30...

Trong bối cảnh khu vực châu Á chứng kiến nhiều biến động về năng lực cạnh tranh giữa các nước, khu vực Đông Âu có Ba Lan xếp vị trí 34, Slovenia 37 và Hungary xếp vị trí 47. Hầu hết các quốc gia này đều tăng ít nhất 4 bậc so với trước đây.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm.

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
Return to top