ClockThứ Năm, 28/07/2016 06:13

LHQ: Hơn 4.000 người Nam Sudan tị nạn đến Uganda mỗi ngày

TTH.VN - Các cuộc chiến đấu gần đây ở Nam Sudan buộc 37.491 người phải chạy trốn đến Uganda trong 3 tuần qua, trung bình hơn 4.000 người/ngày hồi tuần trước, cơ quan tị nạn của Liên Hiệp Quốc (LHQ) cảnh báo hôm 27/7.

Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Phi tập trung giải quyết khủng hoảng Nam SudanLHQ kêu gọi ngăn chặn bạo lực lan tràn ở Nam SudanHội đồng Bảo an LHQ họp khẩn về tình hình Nam SudanLHQ tăng cường lực lượng bảo vệ thường dân Nam Sudan16.000 trẻ em tham gia vào cuộc xung đột ở Nam Sudan

Một trẻ em tị nạn và gia đình đi qua biên giới Nam Sudan-Uganda. Ảnh: UNHCR 

"Nhiều người tị nạn đã đến Uganda trong 3 tuần qua, so với trong suốt 6 tháng đầu năm 2016, khi 33.838 đến đó để tìm kiếm sự an toàn", Adrian Edwards, một phát ngôn viên của Văn phòng Cao ủy LHQ về người tị nạn (UNHCR) nói với các phóng viên tại Geneva, Thụy Sĩ.

Ngày 26/7, khoảng 2.442 người tị nạn đến Uganda từ Nam Sudan. Hơn 90% những người này là phụ nữ và trẻ em.

"Những người mới đến Uganda cho hay, cuộc chiến vẫn đang diễn ra, cũng như tình trạng cướp bóc, đốt nhà và đe dọa mạng sống dân thường bởi các lực lượng vũ trang đang diễn biến phức tạp. Một số phụ nữ và trẻ em nói với chúng tôi rằng, họ bị các nhóm vũ trang tách ra khỏi người chồng hay người cha, những người được cho là bị buộc phải gia nhập vào hàng ngũ của chúng và ngăn không được vượt qua biên giới", ông Edwards nói.

Ông Edwards cũng lưu ý rằng, lượng người di tản hằng ngày chạm mức trung bình khoảng 1.500 người trong 10 ngày trước, nhưng đã tăng lên hơn 4.000 người trong tuần vừa qua.

Lúc cao điểm, có hơn 11.000 người tị nạn đến thị trấn Elegu, miền bắc Uganda và họ phải ở trong một khu vực  chỉ được trang bị để làm nơi trú ẩn cho 1.000 người.

Việc quản lý và mở rộng các cơ sở tiếp nhận, cũng như việc mở cửa một khu định cư mới được cho là ưu tiên chính. Một khu định cư mới đã được lên kế hoạch xây dựng tại huyện Yumbe, với khả năng có thể làm nơi lưu trú cho 100.000 người. Trong khi đó, các trại tạm trú tạm thời cũng đang được chuẩn bị cho những lượt người tị nạn tiếp theo.

Xung đột Nam Sudan nổ ra vào tháng 12/2013, khiến ít nhất 1,69 triệu người phải di dời trong nước và 831.582 người đi tị nạn ở nước ngoài, chủ yếu là Ethiopia, Sudan và Uganda.

Thanh Ngân (Lược dịch từ UN & Crweworld)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

LHQ kêu gọi “sự thay đổi mạnh mẽ” để chuyển đổi giáo dục trên toàn thế giới

Tham gia Sự kiện đặc biệt về Giáo dục chuyển đổi - một phần của Diễn đàn chính trị cấp cao (HLPF) đang diễn ra và hướng tới Hội nghị thượng đỉnh Tương lai sắp tới vào tháng 9/2024, Tổng thư ký LHQ António Guterres nhấn mạnh giữa cuộc khủng hoảng toàn cầu về giáo dục hiện nay, cần một “sự thay đổi mạnh mẽ” để hình thành một thế giới hòa bình, bền vững và công bằng hơn.

LHQ kêu gọi “sự thay đổi mạnh mẽ” để chuyển đổi giáo dục trên toàn thế giới
Thế giới đang đi chệch hướng trong các mục tiêu về môi trường, sức khỏe và nạn đói

Trong Báo cáo Phát triển Bền vững năm 2024, Liên hợp quốc cho biết, thế giới đang đi chệch hướng trong hầu hết các mục tiêu phát triển bền vững đã được thống nhất trong năm 2015, chẳng hạn như giải quyết tình trạng đói nghèo, bảo vệ môi trường...Theo báo cáo, nguyên nhân dẫn tới sự tụt hậu này được cho là do sự thiếu hụt nguồn tài trợ, căng thẳng địa chính trị và tác động nặng nề từ đại dịch COVID-19.

Thế giới đang đi chệch hướng trong các mục tiêu về môi trường, sức khỏe và nạn đói
Ngày Quốc tế chống sa mạc hóa và hạn hán 17/6:
LHQ kêu gọi hành động khắc phục thiệt hại và bảo vệ Trái đất

Khi gần 40% đất đai trên khắp hành tinh bị suy thoái và thêm nhiều mẫu đất tiếp tục bị thiệt hại mỗi giây, các chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng phải thúc đẩy hành động để khắc phục những tổn thất và bảo vệ Trái đất, Tổng thư ký LHQ António Guterres nhấn mạnh trong một thông điệp nhân Ngày Quốc tế chống sa mạc hóa và hạn hán, được đánh dấu vào ngày 17/6 hàng năm.

LHQ kêu gọi hành động khắc phục thiệt hại và bảo vệ Trái đất
Return to top