ClockThứ Sáu, 15/02/2019 16:48

LHQ: Khủng hoảng nhân đạo ở Yemen vẫn tồi tệ nhất thế giới

TTH.VN - Ước tính có khoảng 24 triệu người - chiếm gần 80% dân số - cần được hỗ trợ và bảo vệ ở Yemen, Liên Hiệp quốc hôm nay (15/2) lên tiếng cảnh báo đồng thời nhấn mạnh rằng, trong bối cảnh nạn đói đe dọa người dân nước này, viện trợ nhân đạo đang ngày càng trở thành cứu cánh duy nhất cho hàng triệu người trên cả nước.

EU cấp thêm 90 triệu euro viện trợ nhân đạo cho người dân YemenCơn ác mộng chưa có hồi kết ở YemenTrẻ em Yemen đối mặt với “dịch bạch hầu tồi tệ nhất”Xung đột vũ trang tại Yemen khiến hơn 12.000 người thiệt mạngThiếu viện trợ, dịch tả có thể bùng phát trở lại ở Yemen

Điều kiện thiếu thốn của người dân Yemen trong một trại tạm trú. Ảnh: AFP

Theo Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo (OCHA), mức độ nghiêm trọng của nhu cầu đang ngày càng sâu sắc, với số người có nhu cầu cấp bách cần được hỗ trợ cao hơn đến 27% so với năm ngoái – thời điểm nơi đây diễn ra cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất trên toàn cầu.

Báo cáo Tổng quan về nhu cầu nhân đạo cho Yemen năm 2019 cho thấy có 14,3 triệu người được phân loại có nhu cầu cấp bách, với khoảng 3,2 triệu người cần điều trị suy dinh dưỡng cấp tính; trong đó bao gồm 2 triệu trẻ em dưới 5 tuổi và hơn 1 triệu phụ nữ đang mang thai và cho con bú.

Nhấn mạnh rằng hơn 20 triệu người trên khắp đất nước không được đảm bảo an toàn thực phẩm, một nửa trong số họ phải chịu cảnh đói khát cùng cực, báo cáo tập trung vào một số vấn đề nhân đạo quan trọng như nhu cầu sinh tồn cơ bản, bảo vệ dân thường, sinh kế và các dịch vụ cơ bản thiết yếu cho người dân.

Sự leo thang của cuộc xung đột từ tháng 3/2015 đến nay đã làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng ở Yemen. Theo dữ liệu của OCHA, tổng cộng 17,8 triệu người ở quốc gia này không được tiếp cận với nước và vệ sinh an toàn, trong khi 19,7 triệu người không được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe đầy đủ. Vệ sinh kém và các bệnh từ nước, bao gồm cả bệnh dịch tả, khiến hàng trăm ngàn người mắc bệnh trong năm ngoái.

Trong 4 năm qua, cuộc xung đột giữa các lực lượng Chính phủ và phiến quân Houthi đã khiến hàng chục nghìn người chết hoặc bị thương, trong đó có ít nhất 17.700 thường dân đã được LHQ xác minh. Cơ quan này cũng cho biết thêm rằng, ước tính khoảng 3,3 triệu người đã phải di dời, tăng từ 2,2 triệu người trong năm ngoái. Theo Cơ quan Tị nạn LHQ (UNHCR), số lượng khu vực mà những người di dời đang tạm trú đã tăng gần 50% trong 12 tháng qua.

Bảo Nghi (Lược dịch từ Devdiscourse & UN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Di dời lồng cá trên sông Bồ

121 lồng cá trắm cỏ của 38 hộ dân thôn Hạ Lang, xã Quảng Phú (Quảng Điền) đang nuôi trên sông Bồ buộc phải di dời đến nơi khác và giảm lồng nuôi để đảm bảo nguồn nước sinh hoạt. Đây là quyết định của UBND huyện Quảng Điền cũng như theo phân tích của các sở, ngành liên quan, nhằm bảo vệ nguồn nước sinh hoạt cho người dân vùng phụ cận.

Di dời lồng cá trên sông Bồ
Khẩn trương sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy cơ sạt lở

Trước tình hình mưa lớn, nguy cơ sạt lở và ngập lụt sâu, trong sáng 5/11, các địa phương của huyện Phú Lộc đã triển khai sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy cơ cao về sạt lở, rào chắn cảnh báo các vị trí ngập lụt sâu.

Khẩn trương sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy cơ sạt lở
Châu Á đối mặt nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu do xung đột ở Trung Đông

Căng thẳng gia tăng giữa Israel và Iran đang đe dọa làm gián đoạn nguồn cung dầu được vận chuyển qua Eo biển Hormuz - một tuyến đường năng lượng quan trọng đối với châu Á. Khu vực này cũng đang đứng trước mối lo ngại ngày càng tăng rằng, một cuộc xung đột rộng hơn ở Trung Đông có thể làm tắc nghẽn nguồn cung và gây bất ổn thị trường dầu mỏ.

Châu Á đối mặt nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu do xung đột ở Trung Đông
Return to top