ClockThứ Năm, 27/10/2016 15:04

LHQ: Nigeria đối mặt cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất ở châu Phi

TTH.VN - "Với gần 400.000 trẻ em đối mặt với nạn đói ở Nigeria, và người dân phải gánh chịu tình trạng không được đảm bảo về an ninh, lương thực và nước sạch, Nigeria đang rơi vào cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất trên lục địa châu Phi", ông Peter Lundberg, Điều phối viên của Liên Hiệp Quốc về các vấn đề nhân đạo cảnh báo.

UNICEF báo động tình trạng khủng hoảng lương thực nghiêm trọng nhất thế giới tại NigeriaLHQ: 4,5 triệu người ở đông bắc Nigeria cần viện trợ lương thựcNigeria đồng ý nhận lại 80.000 người tị nạn hồi hương từ Cameroon

Nhiều trẻ bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng ở Nigeria. Ảnh: UN

Trong một thông cáo báo chí do Văn phòng điều phối các vấn đề nhân đạo của LHQ (OCHA) ban hành, ông Lundberg khẳng định rằng Chính phủ Nigeria sẽ hợp tác chặt chẽ với các cơ chế liên bang và tiểu bang nhằm đẩy nhanh tiến độ hình thành một phản ứng tập thể với tình hình hiện nay.

Đồng thời, ông Lundberg cũng hoan nghênh thông báo gần đây của các lực lượng đặc nhiệm liên bộ và của nhóm điều phối nhân đạo cao cấp, và Ủy ban nhân đạo ứng phó bang Borno và kỳ vọng sẽ nhìn thấy "tác động rõ rệt trong vào tuần và tháng tới".

Theo ông Lundberg, hỗ trợ nhân đạo của Chính phủ và cộng đồng viện trợ đang được chuyển đến cho hàng triệu người có nhu cầu tuyệt vọng, bất chấp tình trạng an ninh và tiếp cận bị hạn chế. Tuy nhiên, các cơ quan cứu trợ cần tiếp tục duy trì tính trung lập, vô tư và độc lập. "Nhu cầu hiện đang cao hơn so với khả năng đáp ứng và chúng tôi cần đảm bảo rằng chúng tôi có khả năng tiếp cận và có đủ nguồn lực để mở rộng quy mô hỗ trợ nhân đạo trong những tháng tới."

Mặc dù nhận được một số khoản đóng góp rất hào phóng từ các tổ chức như Quỹ ứng cứu khẩn cấp Trung ương (CERF) và sự đóng góp từ cộng đồng tài trợ, nhưng Kế hoạch ứng phó nhân đạo cho Nigeria năm 2016, chỉ mới nhận được 1/3 kinh phí cần thiết trong tổng số 484 triệu USD đề ra.

"Nếu không có các phương tiện để đáp ứng, những đứa bé vô tội, nhiều phụ nữ và nam giới sẽ thiệt mạng. Ưu tiên cao nhất vẫn là an ninh lương thực, khi chỉ mới nhận được 25% các khoản tài trợ cần có", ông Lundberg nêu rõ.

Cũng trong bài phát biểu cuối cùng trước khi kết thúc nhiệm vụ, ông Lundberg khẳng định cam kết của OCHA trong việc hỗ trợ và giúp đỡ các tổ chức quốc tế với các cấu trúc và cơ chế mà họ yêu cầu nhằm đảm bảo sự an toàn cho công việc của họ.

Tố Quyên (Lược dịch từ UN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

MỐI ĐE DỌA KHÍ HẬU TĂNG Ở ĐÔNG NAM Á:
Người dân tập trung vào an ninh lương thực

Theo Báo cáo về Khảo sát triển vọng khí hậu Đông Nam Á mới nhất của Viện ISEAS - Yusof Ishak, tuy các đợt sóng nhiệt kỷ lục, lũ lụt và bão xảy ra ở phần lớn khu vực Đông Nam Á vào năm 2024, nhiều người dân trong khu vực quan tâm đến các vấn đề thiết yếu như an ninh lương thực, hơn là biến đổi khí hậu.

Người dân tập trung vào an ninh lương thực
LHQ: Nạn đói thảm khốc tăng gấp đôi vào năm 2024

Được biên soạn bởi một nhóm các cơ quan của Liên hợp quốc gồm Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Chương trình Lương thực Thế giới (WFP)…, báo cáo toàn cầu mới cập nhật về khủng hoảng lương thực cho thấy gần 2 triệu người hiện đang phải vật lộn với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng nhất, được phân loại là mức độ 5 trên thang đánh giá IPC toàn cầu - nấc thang theo dõi nạn đói. Về số liệu tổng thể, số người đang phải gánh chịu nạn đói đã tăng gấp đôi vào năm 2024, chủ yếu là do tác động tiêu cực từ các cuộc xung đột đang diễn ra ở Gaza và Sudan.

LHQ Nạn đói thảm khốc tăng gấp đôi vào năm 2024
Thế giới đang đi chệch hướng trong các mục tiêu về môi trường, sức khỏe và nạn đói

Trong Báo cáo Phát triển Bền vững năm 2024, Liên hợp quốc cho biết, thế giới đang đi chệch hướng trong hầu hết các mục tiêu phát triển bền vững đã được thống nhất trong năm 2015, chẳng hạn như giải quyết tình trạng đói nghèo, bảo vệ môi trường...Theo báo cáo, nguyên nhân dẫn tới sự tụt hậu này được cho là do sự thiếu hụt nguồn tài trợ, căng thẳng địa chính trị và tác động nặng nề từ đại dịch COVID-19.

Thế giới đang đi chệch hướng trong các mục tiêu về môi trường, sức khỏe và nạn đói
Châu Á - Thái Bình Dương:
Đầu tư vào hệ thống nông sản thực phẩm để đảm bảo an ninh lương thực

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cần ưu tiên xây dựng các hệ thống nông sản thực phẩm linh hoạt và bền vững nhằm đạt được mục tiêu trở thành nhà đóng góp chính cho an ninh lương thực trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, báo cáo mới nhất từ Vụ Đánh giá độc lập (IED) của ADB cho biết.

Đầu tư vào hệ thống nông sản thực phẩm để đảm bảo an ninh lương thực
Return to top