ClockThứ Hai, 03/04/2017 14:38

Myanmar đào tạo nữ hộ sinh, cải thiện tình trạng tử vong cao ở phụ nữ có thai

TTH.VN - Sẩy thai và các biến chứng liên quan đến thai nghén là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở phụ nữ tại Myanmar.

Myanmar: 1/5 trẻ em phải đi làm thay vì đi họcKhủng hoảng tị nạn, Myanmar nhờ ASEAN

Các nữ hộ sinh thăm khám một phụ nữ mang thai ở Myanmar. Ảnh: Reuters

Myanmar đang đào tạo hàng trăm nữ hộ sinh trong một nỗ lực để giảm số phụ nữ tử vong, là một trong những chính sách cải cách xã hội được đưa ra ở đất nước này sau nhiều thập kỷ.

Thống kê cho biết, sẩy thai và các biến chứng liên quan đến thai phụ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở phụ nữ ở Myanmar, chủ yếu là do sự chậm trễ trong việc chăm sóc khẩn cấp.

Theo kết quả điều tra gần đây nhất, cứ 100.000 đứa trẻ được sinh ra trong nước thì có 282 người mẹ tử vong, tương đương với 8 người chết mỗi ngày, tăng gấp đôi so với mức trung bình của khu vực và vượt xa tỷ lệ tử vong là 20/100.000 người ở nước láng giềng Thái Lan hoặc 6/100.000 ở Singapore.

Reuters cho biết, những người sống ở các khu vực nông thôn Myanmar vẫn không nhận ra tầm quan trọng của nữ hộ sinh, thay vào đó thường tìm đến những người đỡ đẻ truyền thống, cho dù trong những tình huống khẩn cấp, họ không thể cứu sống tính mạng người mẹ.

Được biết, các nữ hộ sinh sau khi hoàn thành khoá học sẽ được triển khai đến các phòng khám xa xôi với cơ sở hạ tầng nghèo nàn và các cơ sở y tế chủ chốt.

Bà Dashi Hkwan Nu, Hiệu trưởng Trường Hộ sinh Trung ương cho biết: "Vai trò của nữ hộ sinh rất quan trọng vì 2/3 đất nước ở nông thôn. Các nữ hộ sinh không chỉ chăm sóc sức khoẻ mà còn phải ghi chép và tổng hợp dữ liệu cho đất nước".

Các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ của Myanmar - đặc biệt ở những vùng xa xôi - đang bị cản trở bởi các điều kiện khó khăn, nhiều bệnh viện thiếu thiết bị cơ bản.

Chính phủ của nhà lãnh đạo dân sự đầu tiên trong khoảng nửa thế kỷ qua, bà Aung San Suu Kyi, đã đưa ra một loạt các cải cách xã hội như kế hoạch giáo dục y tế và giáo dục quốc gia, đưa vào sử dụng một hệ thống vận chuyển xe buýt ở Yangon... Tuy nhiên, một năm sau khi nắm quyền, bà Suu Kyi thừa nhận rằng công chúng tỏ vẻ thất vọng với tốc độ cải cách và phát triển chậm hiện nay.

Chương trình đào tạo nữ hộ sinh đang được Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) hỗ trợ, trong đó Myanmar phải giải quyết vấn đề tử vong ở người mẹ để nâng cao chất lượng sống.

Tố Quyên (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

UNICEF: 6 triệu trẻ em ở Đông Nam Á bị ảnh hưởng bởi bão Yagi

Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) hôm nay (18/9) cho biết lũ lụt và lở đất chết người do bão Yagi gây ra đã ảnh hưởng đến khoảng 6 triệu trẻ em trên khắp Đông Nam Á, trong khi số người thiệt mạng vì thảm họa này vẫn đang tiếp tục tăng lên.

UNICEF 6 triệu trẻ em ở Đông Nam Á bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
Xu hướng mới trong đào tạo và thực hành điều dưỡng

Ngày 28/6, tại Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế diễn ra Hội nghị khoa học điều dưỡng toàn quốc lần thứ XI. Tham dự, có Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh; Chủ tịch Hiệp hội Điều dưỡng Việt Nam Phạm Đức Mục; GS. TS. Phạm Như Hiệp, Giám đốc BVTW Huế, cùng hơn 1.200 đại biểu là chuyên gia Điều dưỡng (ĐD) quốc tế, lãnh đạo, báo cáo viên đến từ các bệnh viện trong cả nước.

Xu hướng mới trong đào tạo và thực hành điều dưỡng
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 sẽ thảo luận về hợp tác kinh tế xanh và kỹ thuật số

Với sự tham dự của lãnh đạo các nước ASEAN và Tổng Thư ký ASEAN, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 chính thức diễn ra trong hai ngày 10/5 - 11/5 tại khu du lịch Labuan Bajo trên đảo Flores, Indonesia, sẽ thảo luận về các diễn biến quốc tế và khu vực, cũng như hợp tác kinh tế xanh và kỹ thuật số, tin từ CNA cho biết.

Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 sẽ thảo luận về hợp tác kinh tế xanh và kỹ thuật số

TIN MỚI

Return to top