ClockThứ Ba, 16/02/2016 09:34

Nga bắt tay Iraq: Thách thức sự ảnh hưởng của Mỹ tại Trung Đông

Các quan chức Nga ngày 14/2 khẳng định, nhờ sự hỗ trợ quân sự của Nga, quân đội Iraq đã đạt được nhiều bước tiến trong cuộc chiến chống IS.

Tuyên bố này được đưa ra sau chuyến thăm của Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin dẫn đầu đoàn đại biểu lớn nhất của Nga đến thăm Iraq trong những năm qua - được cho là thách thức sự ảnh hưởng của Mỹ không chỉ tại Iraq mà còn cả ở Trung Đông.

Trả lời phỏng vấn trên báo Thương gia của Nga ngày 14/2, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin nhấn mạnh, những bước tiến mới nhất của quân đội Iraq trong cuộc chiến nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) có liên quan trực tiếp đến sự hỗ trợ quân sự của phía Nga. 

Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin. Ảnh: DPA

Tuần trước, Phó Thủ tướng Dmitry Rogozin dẫn đầu đoàn đại biểu gồm gần 100 quan chức chính phủ và doanh nghiệp Nga có chuyến thăm 2 ngày tới Iraq, nhằm tăng cường mối quan hệ thương mại và an ninh với Iraq. Ông Dmitry Rogozin cho biết Nga sẽ tăng cường sự hỗ trợ quân sự tới Iraq để giúp đỡ nước này trong cuộc chiến chống nhóm Nhà nước Hồi giáo IS.

Ông Dmitry Rogozin nhấn mạnh: “Nhằm phản ứng yêu cầu của Iraq về hỗ trợ quân sự  bổ sung từ phía Iraq, Nga sẽ đưa ra 3 ưu tiên. Trước tiên đó là tăng cường trao đổi thông tin. Lực lượng giám sát và quân đội được triển khai tại Syria theo yêu cầu của chính phủ Syria, có khả năng cung cấp thông tin thích hợp cho chúng tôi. Nga cũng sẽ đề nghị đào tạo cho lực lượng quân sự Iraq và cung cấp vũ khí và trang thiết bị cho lực lượng an ninh Iraq”.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Iraq Ibrahim al-Jaafari cho biết, các cuộc thảo luận trong chuyến thăm của đoàn đại biểu Nga tới Iraq xoay quanh vấn đề hỗ trợ quân sự nhằm đánh bại nhóm Nhà nước Hồi giáo IS.

Ông cho biết, Iraq cần sự hỗ trợ quốc tế trong cuộc chiến chống IS. Ông Ibrahim al-Jaafari nhấn mạnh: “Chúng tôi cần sự hỗ trợ đa phương từ quốc tế, không quan trọng từ các thành viên của tổ chức quốc tế hay không. Chúng tôi cần sự hỗ trợ khác nhau như đào tạo quân sự, chia sẻ thông tin tình báo. Tuy nhiên tất cả những điều này cần phải được thực hiện mà không can thiệp vào chủ quyền và công việc nội bộ của Iraq”.

Trong chuyến thăm, quan chức hai bên cũng kí một biên bản ghi nhớ bao gồm tăng cường gấp đôi thương mại song phương và thúc đẩy sản xuất diện tại Iraq, hiện chỉ mới đáp ứng khoảng 60% nhu cầu cao điểm trong những tháng nóng mùa hè. Thương mại song phương năm ngoái đạt gần 2 tỉ USD hầu hết nhờ vào xuất khẩu của Nga. Ông Rogozin cũng cho biết Nga sẽ cung cấp máy bay Sukhoi cho ngành hàng không dân dụng của Iraq.

Chuyến thăm của Phó Thủ tướng Nga cùng sự hỗ trợ của Nga tại Iraq được cho là thách thức sự ảnh hưởng Mỹ tại Iraq cũng như tại Trung Đông. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh nhiều quan chức Iraq không hài lòng về tốc độ cũng như sự hỗ trợ của liên quân quốc tế do Mỹ dẫn đầu nhằm vào các tổ chức khủng bố tại Iraq. Các quan chức Iraq cho biết họ sẽ dựa nhiều vào phía Nga trong cuộc chiến đối phó với nhóm Hồi giáo cực đoan.

Sự can thiệp quân sự của Nga tại Syria vào năm ngoái được cho là một bước ngoặt quan trọng đối với cuộc chiến chống IS cũng như thay đổi tình hình cục diện Syria. Việc Nga bắt tay với Iraq một lần nữa thách thức những tham vọng trong chính sách đối ngoại của Mỹ  tại khu vực cũng như giúp gia tăng ảnh hưởng và vai trò của Nga tại khu vực Trung Đông.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia phân tích khu vực cũng cho rằng, các quan chức Iraq cũng sẽ phải cân nhắc trong việc yêu cầu sự hỗ trợ của Nga trong cuộc chiến chống IS, bởi vì điều này có thể làm phức tạp thêm tình hình, gây ra những hậu quả không mong muốn trong mối quan hệ với Mỹ./.

Theo Phạm Hà/VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á đối mặt nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu do xung đột ở Trung Đông

Căng thẳng gia tăng giữa Israel và Iran đang đe dọa làm gián đoạn nguồn cung dầu được vận chuyển qua Eo biển Hormuz - một tuyến đường năng lượng quan trọng đối với châu Á. Khu vực này cũng đang đứng trước mối lo ngại ngày càng tăng rằng, một cuộc xung đột rộng hơn ở Trung Đông có thể làm tắc nghẽn nguồn cung và gây bất ổn thị trường dầu mỏ.

Châu Á đối mặt nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu do xung đột ở Trung Đông
Giá dầu tăng do xung đột leo thang ở Trung Đông

Giá dầu vào ngày 2/10 đã tăng do lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể biến thành một cuộc xung đột rộng lớn hơn, và làm gián đoạn nguồn cung dầu từ khu vực sản xuất chính.

Giá dầu tăng do xung đột leo thang ở Trung Đông
ASEAN và Trung Đông: Làm sâu sắc thêm mối quan hệ để mở ra cơ hội kinh tế và thương mại

Tạp chí The Business Times ngày 29/7 đăng tải bài viết của bà Yun Liu, nhà kinh tế học về Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Ngân hàng HSBC cho hay, vào thời điểm bất ổn thương mại gia tăng, đa dạng hóa kinh tế đã trở thành chủ đề hàng đầu. Trong bối cảnh này, hành lang ASEAN - Trung Đông đang trở nên nổi bật khi hai khu vực này có tiềm năng kinh tế và kết nối, triển vọng tăng trưởng vững chắc và nhân khẩu học thuận lợi.

ASEAN và Trung Đông Làm sâu sắc thêm mối quan hệ để mở ra cơ hội kinh tế và thương mại
Return to top