ClockThứ Tư, 20/06/2018 14:10

Người châu Á giàu nhanh nhất thế giới

Những người giàu ở châu Á nói chung đang giàu lên với tốc độ nhanh hơn bất cứ giới giàu ở khu vực nào trên thế giới, một khảo sát của Capgemini SE cho biết.

Giới siêu giàu sẽ nắm giữ 2/3 giá trị tài sản thế giới vào năm 20301% người giàu nhất tạo ra 82% giá trị của cải thế giớiNhóm người giàu nhất có thêm gần 1.000 tỉ USD năm 2017Ông chủ Amazon trở thành người giàu nhất thế giới

Tăng trưởng kinh tế cùng với đà tăng của thị trường chứng khoán giúp khối tài sản của người giàu châu Á tăng nhanh. Ảnh minh họa: AFP

Khảo sát về tài sản toàn cầu năm 2017 của Capgemini SE cho thấy, tăng trưởng kinh tế cùng với đà tăng của thị trường chứng khoán đã giúp tổng tài sản của giới giàu có trên thế giới tăng lên 70,2 nghìn tỷ USD. Khối tài sản này được dự báo sẽ vượt 100 nghìn tỷ USD vào năm 2025.

Theo khảo sát công bố ngày 19/6 của tổ chức Boston Consulting Group, tài sản của những người giàu (tài sản có thể đầu tư đạt trên 1 triệu USD) ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương tăng gần 19% lên 21,6 nghìn tỷ USD năm 2017.

Đây là tốc độ tăng tài sản nhanh nhất thế giới, trong khi tăng trưởng tài sản của giới giàu khu vực Đông Âu khoảng 18%, Tây Âu 15%, châu Phi 14%, châu Đại Dương, châu Mỹ Latinh và Trung Đông tăng trưởng 11%, Bắc Mỹ tăng 8%.

Sự gia tăng số triệu phú ở châu Á đã thu hút nhiều định chế tài chính từ Credit Suisse đến DBS Group Holdings đẩy mạnh mở rộng hoạt động ngân hàng tư nhân ở khu vực này.

Trong khi, khối tài sản của người giàu Nhật Bản và Trung Quốc chiếm tỷ lệ lớn nhất khu vực thì Ấn Độ lại đứng đầu về tốc độ tăng tài sản.

"Các thị trường mới nổi ở châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ đang là động cơ tăng trưởng chính", David Wilson, giám đốc công ty tư vấn quản lý quỹ châu Á, cho biết.

Khảo sát cũng chỉ ra, chỉ khoảng một nửa số triệu phú cần đến các quỹ quản lý tài sản và giới siêu giàu có mối quan tâm đặc biệt đến đầu tư vào tiền ảo. Cụ thể, 29% triệu phú bày tỏ sự thích thú đặc biệt trong việc mua hoặc nắm giữ các loại tiền ảo, trong khi 27% cho biết họ cũng có mối quan tâm nhất định.

Theo Dantri

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á: Ngành vận tải biển vẫn tăng trưởng mạnh bất chấp những cú sốc toàn cầu

Trong một thế giới ngày càng kết nối, căng thẳng địa chính trị và tác động của biến đổi khí hậu đang gây ra những tác động toàn cầu, bao gồm cả châu Á. Tuy nhiên, với sức mạnh của ngành vận tải biển, châu lục này vẫn là khu vực kết nối tốt nhất với các mạng lưới vận tải trên toàn thế giới, đánh giá mới nhất về vận tải biển năm 2024 vừa được Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) công bố nêu rõ.

Châu Á Ngành vận tải biển vẫn tăng trưởng mạnh bất chấp những cú sốc toàn cầu
Châu Á đối mặt nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu do xung đột ở Trung Đông

Căng thẳng gia tăng giữa Israel và Iran đang đe dọa làm gián đoạn nguồn cung dầu được vận chuyển qua Eo biển Hormuz - một tuyến đường năng lượng quan trọng đối với châu Á. Khu vực này cũng đang đứng trước mối lo ngại ngày càng tăng rằng, một cuộc xung đột rộng hơn ở Trung Đông có thể làm tắc nghẽn nguồn cung và gây bất ổn thị trường dầu mỏ.

Châu Á đối mặt nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu do xung đột ở Trung Đông
Return to top