ClockThứ Sáu, 27/01/2017 15:03

Người dân các nước ăn gì trong đêm Giao thừa?

TTH.VN - Thực phẩm là một phần của Tết Nguyên đán. Chính vì thế, trong ngày hôm nay (27/1), các gia đình ở nhiều quốc gia trên thế giới đang tất bật chuẩn bị những bữa tiệc lớn để đánh dấu dịp lễ truyền thống này.

Ngày đầu năm mới, nhớ ăn 8 món nàyNgười dân châu Á rộn ràng chuẩn bị đón TếtNgười dân Hàn Quốc bắt đầu về quê ăn tết​Các đại sứ ăn Tết Việt

Dưới đây là những món ăn mà 5 nhân vật đến từ 5 nền văn hóa khác nhau chuẩn bị để đón tết.

Kwee Lian Tan, Malaysia

Bà Kwee Lian Tan đến từ Malaysia. Ảnh: ABC Radio Sydney

Bà Tan cho hay: "Vào đêm Giao thừa đón năm mới, cả gia đình sẽ ăn một bữa ăn lớn. Chúng tôi lì xì cho các thành viên nhỏ tuổi để cầu chúc may mắn và thịnh vượng".

"Tôi sẽ nấu món cá với nước sốt chua ngọt làm từ nước sốt cà chua, giấm, đường, dứa, ớt, hẹ tây và bột ngô đun sôi lên; sau đó đổ trên cá. Tôi trang trí món ăn này với hành lá. Chúng tôi cũng nấu nhiều cơm. Chúng tôi có truyền thống để lại cơm trong nồi cơm điện vào đêm Giao thừa. Như vậy, chúng tôi sẽ có thức ăn thừa vào năm mới. Điều này tượng trưng rằng, chúng tôi sẽ luôn luôn được no đủ".

Jay Lee, Hàn Quốc

Anh Jay Lee đến từ Hàn Quốc. Ảnh: ABC Radio Sydney

Anh Lee đang sống tại Sydney, Australia và thường quay về Hàn Quốc trong dịp Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, năm nay, vợ chồng anh quyết định ở lại Sydney bởi gia đình anh vừa đón con gái nhỏ chào đời.

"Thông thường, hơn 60 thành viên của gia đình tôi sẽ quây quần bên nhau trong dịp tết. Tất cả người thân và bạn bè đến với nhau để lì xì và nói chuyện. Sau đó, chúng tôi sẽ nấu dok gook, món ăn quan trọng nhất trong năm mới. Dok gook là món súp bánh gạo. Chiếc bánh gạo có hình dài tượng trưng cho cuộc sống lâu dài", anh Lee chia sẻ.

William Li Zhang, Trung Quốc

Ông Zhang cho biết: "Vào đêm Giao thừa đón năm mới, chúng tôi hầu như luôn nấu món yuan xiao, một loại bánh bột nếp hình tròn và một món bánh bao ngọt tráng miệng, thường được phục vụ trong một món súp ngọt với gạo nếp lên men”.

Eveline Tan Bie Giok, Indonesia

Bà Eveline Tan Bie Giok đến từ Indonesia. Ảnh: ABC Radio Sydney

Theo bà Giok: "Chúng tôi thường có một buổi lễ vào đêm trước năm mới. Chúng tôi dành nhiều thời gian cùng với tất cả gia đình, đôi khi trong một nhà hàng hay ngay tại nhà. Chúng tôi lì xì cho con, cháu và người lớn tuổi. Tôi thường nấu thịt gà và thịt lợn với súp, cùng gạo đỏ lên men".

"Chúng tôi cũng ăn bánh có nhiều lớp. Loại bánh này tượng trưng cho thu nhập của chúng tôi sẽ ngày càng tăng lên", bà Giok cho hay.

Mark Sing, Singapore

Hất tung thức ăn trong bữa tối Giao thừa. Ảnh: Reuters

Ông Sing nói rằng, trước dịp tết, ông và vợ thường dọn sạch nhà cửa để "thổi đi quá khứ và chào đón năm mới".

"Tết là một thời gian tuyệt vời. Chúng tôi tập trung tại nhà cha mẹ tôi. Tất cả người thân cùng ở bên nhau và có một bữa ăn lớn. Sau đó, chúng tôi lấy đũa, mọi người đứng xung quanh bàn ăn, trộn các món ăn lại với nhau và hất tung chúng lên để bắt đầu năm mới. Dù có chút lộn xộn và thức ăn văng khắp nơi, nhưng nó mang ý nghĩa tốt", ông Sing cho biết.

Lê Thảo (Lược dịch từ ABC News & WN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hương vị của đại ngàn

Không phải ai sinh sống trên đại ngàn Trường Sơn cũng có cơ hội thưởng thức món sâu tre, loại côn trùng độc đáo này. Với những ai may mắn nếm thử, hương vị đặc biệt của sâu tre xào lá kiệu và ớt hiểm thật sự “gây thương nhớ”. Đối với người dân nơi đây, sâu tre không chỉ là một món ăn, mà còn là một trải nghiệm văn hóa đặc biệt.

Hương vị của đại ngàn
Kẹo cau, món ăn của tuổi thơ

Hồi tôi còn bé, bánh kẹo không được phong phú như bây giờ, chỉ có các loại kẹo truyền thống quê hương, như kẹo cau, kẹo gừng, kẹo gương, kẹo đậu phộng, kẹo trứng chim, kẹo kéo… Ngày đó, mệ tôi đi chợ về thường mang theo một gói kẹo cau nhỏ nhắn với chiếc nhãn đơn sơ in hình phong cảnh Huế.

Kẹo cau, món ăn của tuổi thơ
Toàn tỉnh ra quân hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2024

Trong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu năm mới Giáp Thìn 2024 và kỷ niệm 65 năm Ngày Bác Hồ phát động tết trồng cây, đồng thời tiếp tục hưởng ứng phong trào “Trồng 1 tỷ cây xanh cho Việt Nam giai đoạn 2021-2025” do Thủ tướng Chính phủ phát động, sáng 16/2, tại cồn Dã Viên, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2024.

Toàn tỉnh ra quân hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2024
Thiếu nữ Huế & tết

“Tết” - chỉ một từ ấy thôi mà làm xao xuyến bao người, đặc biệt là với những thiếu nữ, lứa tuổi hoa chơm chớm như nụ hồng, rạo rực đón mùa xuân mới với bao mơ ước thầm kín trong tâm hồn thanh khiết, băng tâm.

Thiếu nữ Huế  tết
Return to top