ClockThứ Ba, 12/06/2018 19:52

Nguồn cung rau quả giảm mạnh do biến đổi khí hậu

TTH - Kết quả của một nghiên cứu gần đây cho thấy, có thể nguồn cung rau quả toàn cầu sẽ giảm hơn 1/3 vào năm 2050 do biến đổi khí hậu.

Toàn cầu có thể sẽ phải đối mặt với vấn nạn thiếu nướcChuyển đổi cơ cấy cây trồng thích ứng biến đổi khí hậuThực hiện đúng tiến độ dự án về tăng cường khả năng chống chịu đối với biến đổi khí hậuTăng cường hợp tác quốc tế để phòng chống thiên tai hiệu quả hơnChủ động trước mùa mưa bão

Trong đó sản lượng của các giống cây trồng phổ biến như đậu nành, đậu lăng... sẽ giảm nhiều nhất với mức tương ứng 35% và 9% vì nhiệt độ tăng cao và thiếu nước. Về lâu dài, hậu quả sẽ là sức khỏe con người suy giảm khi các thực phẩm lành mạnh trở nên hiếm hoi.

Nông sản toàn cầu sẽ giảm mạnh do biến đổi khí hậu. Ảnh: Independent

Trước tình hình này, giáo sư Alan Dangour – tác giả của nghiên cứu đề nghị: “Hành động khẩn cấp cần nhanh chóng thực hiện, bao gồm cả công tác hỗ trợ ngành nông nghiệp tăng khả năng phục hồi trước những tác động của môi trường. Đây phải là vấn đề ưu tiên của tất cả các quốc gia trên toàn thế giới”.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Independent & Devdiscourse)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Phi cần 277 tỷ USD/năm để thích ứng với khí hậu

Tham dự một hội nghị cấp cao về tài chính khí hậu, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina vừa lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia châu Phi.

Châu Phi cần 277 tỷ USD năm để thích ứng với khí hậu
WB nhận được cam kết hơn 11 tỷ USD để ứng phó với khí hậu và thách thức toàn cầu

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa cho biết 11 quốc gia đã cam kết đóng góp hơn 11 tỷ USD cho các công cụ vốn kết hợp và bảo lãnh danh mục đầu tư mới, được thiết kế để mở rộng năng lực cho vay của WB thêm 70 tỷ USD trong một thập kỷ, nhằm giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu, đại dịch và các thách thức toàn cầu khác.

WB nhận được cam kết hơn 11 tỷ USD để ứng phó với khí hậu và thách thức toàn cầu
Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu

Theo một báo cáo vừa được Đại học Boston công bố trước thềm hội nghị mùa xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ diễn ra ngày 17 - 19/4 tới, các quốc gia mới nổi sẽ phải chi mức kỷ lục 400 tỷ USD để trả nợ nước ngoài trong năm nay và gần 40 quốc gia không thể chi số tiền cần thiết cho việc thích ứng với khí hậu và phát triển bền vững.

Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu
Giá dầu tăng khi rủi ro địa chính trị gây thêm lo ngại về nguồn cung

Theo Hãng thông tấn Reuters, giá dầu đã tăng trong đầu phiên giao dịch châu Á ngày 25/3, trong bối cảnh lo ngại về nguồn cung toàn cầu thắt chặt hơn do xung đột leo thang ở khu vực Trung Đông và cuộc xung đột tại Ukraine, trong khi số lượng giàn khoan của Mỹ sụt giảm góp phần vào áp lực tăng giá.

Giá dầu tăng khi rủi ro địa chính trị gây thêm lo ngại về nguồn cung
Giờ Trái đất:
Tắt đèn, hành động vì khí hậu

Phong trào môi trường toàn cầu lớn nhất vừa được tổ chức vào ngày 23/3, khi Liên Hiệp Quốc (LHQ) kêu gọi mọi người trên khắp thế giới tắt đèn để ghi nhớ cuộc khủng hoảng hành tinh trong Giờ Trái đất, trong bối cảnh những người trẻ tìm kiếm cách làm mới để thúc đẩy hành động vì khí hậu.

Tắt đèn, hành động vì khí hậu

TIN MỚI

Return to top