ClockThứ Ba, 09/10/2018 14:46

Nhật Bản và các nước Mekong thúc đẩy hơn 150 dự án hợp tác

TTH.VN - Các nhà lãnh đạo Nhật Bản và 5 quốc gia Đông Nam Á dọc theo sông Mekong ngày hôm nay (9/10) nhất trí thực hiện một chiến lược hợp tác mới, thúc đẩy hơn 150 dự án ở khu vực Mekong, sử dụng sự hỗ trợ phát triển chính thức từ Nhật Bản.

Vai trò của hợp tác Mekong – Nhật Bản trong chiến lược Ấn Độ - Thái Bình DươngĐức hỗ trợ phát triển các kế hoạch xuyên biên giới của MekongHội nghị Mekong – Lan Thương: Thanh niên trong việc ổn định văn hóa tại DNBảo vệ nguồn nước sông Mekong - vấn đề then chốt của khu vựcPATA: Du lịch Mekong tăng trưởng 13%Vai trò của công nghệ trong tăng trưởng xanh ở khu vực tiểu vùng sông Mekong mở rộngADB cam kết hỗ trợ cho sự phát triển của các nước tiểu vùng Mekong mở rộng

Từ trái sang: Thủ tướng Campuchia Hun Sen, Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tham dự Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mekong-Nhật Bản​ lần thứ 10 ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản ngày 9/10. Ảnh: Nikkei

Trong Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mekong-Nhật Bản​ lần thứ 10 ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản, các nhà lãnh đạo Thái Lan, Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam cũng xác nhận sự ủng hộ đối với "Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở" do Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra.

Đối với các dự án sử dụng vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), được gọi là "Chiến lược Tokyo 2018", các nhà lãnh đạo sẽ tập trung vào 3 lĩnh vực chính là: kết nối hiệu quả, xã hội lấy người dân làm trung tâm, cũng như quản lý môi trường và thiên tai.

Cũng tại hội nghị, các nhà lãnh đạo đã liệt kê một số dự án cơ sở hạ tầng, bao gồm việc mở rộng các cơ sở sân bay ở Lào và xây dựng đường bộ ở Myanmar. Trong một tuyên bố chung, các nhà lãnh đạo đưa ra những hình thức hỗ trợ phi cơ sở hạ tầng, như nâng cấp các dịch vụ bưu chính và sử dụng công nghệ thông tin để cải thiện chăm sóc sức khỏe.

Được biết, chiến lược hợp tác mới được điều chỉnh từ một chiến lược hợp tác tương tự biên soạn vào năm 2015.

Theo tạp chí Nikkei, các gói hỗ trợ của Nhật Bản đang tập trung vào nguồn nhân lực và hỗ trợ bảo vệ môi trường, cũng như hỗ trợ tài chính. Một mục tiêu khác là mang lại đầu tư cơ sở hạ tầng có chất lượng cho khu vực.

Tại một cuộc họp báo chung được tổ chức ở Nhà khách Quốc gia Akasaka cùng ngày 9/10, Thủ tướng Abe khẳng định: "Chính phủ Nhật Bản sẽ sử dụng hỗ trợ công như ODA, cũng như đầu tư nước ngoài và cho vay để thúc đẩy đầu tư lĩnh vực tư nhân trong khu vực".

Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mekong-Nhật Bản lần đầu tiên diễn ra vào năm 2009. Các hội nghị cấp cao sau đó được tổ chức hàng năm, và đây là lần đầu tiên trong 3 năm, Nhật Bản đăng cai tổ chức sự kiện này.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu Đoàn cấp cao Việt Nam tham dự sự kiện.

Lê Thảo (Lược dịch từ Nikkei)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục

Nhật Bản đã ghi nhận mức thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục 15,82 nghìn tỷ yen (tương đương 103 tỷ USD) trong nửa đầu năm tài chính 2024, được thúc đẩy bởi lợi nhuận gia tăng từ các khoản đầu tư nước ngoài trong bối cảnh đồng yen yếu đi.

Nhật Bản ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục
88% người tiêu dùng Đông Nam Á dựa vào AI để quyết định mua hàng

Trong sách trắng đầu tiên về việc áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong thương mại điện tử tại Đông Nam Á, nền tảng thương mại điện tử Lazada cho biết, nghiên cứu mới của họ đã phát hiện ra phần lớn người tiêu dùng ở Đông Nam Á đang sử dụng AI để đưa ra quyết định mua hàng.

88 người tiêu dùng Đông Nam Á dựa vào AI để quyết định mua hàng

TIN MỚI

Return to top