ClockThứ Hai, 28/12/2015 07:47

Đức tuyển 8.500 giáo viên dạy trẻ em tị nạn

TTH.VN - Nhật báo Die Welt số ra ngày 27/12 đưa tin, CHLB Đức vừa tuyển chọn 8.500 giáo viên để dạy cho những trẻ em tị nạn tại quốc gia này, trong bối cảnh đất nước dự kiến ​​số lượng người tị nạn mới đến tiếp tục tăng mạnh đến hết năm 2015.


Trẻ em tị nạn tại Trung tâm chăm sóc Georg Kriedte Haus ở thủ đô Berlin, Đức. Ảnh: AFP

Theo kết quả của một cuộc khảo sát được thực hiện tại 16 tiểu bang trên toàn nước Đức, hiện có khoảng 196.000 trẻ em chạy trốn khỏi chiến tranh và nghèo đói tham gia vào hệ thống trường học ở Đức năm nay. Trong đó, 8.264 lớp học đặc biệt được mở ra để giúp trẻ em mới đến bắt kịp những người đồng trang lứa.

Đức dự kiến ​​tiếp nhận hơn 1 triệu người tị nạn trong năm nay, nhiều hơn gấp 5 lần so với năm 2014. Thực tế này đang đặt ra sự căng thẳng về khả năng cung cấp các dịch vụ xã hội cho tất cả những người mới đến.

“Khoảng 8.500 giáo viên bổ sung được tuyển chọn trên toàn quốc. Trường học và bộ máy giáo dục Đức chưa bao giờ phải đối mặt với một thách thức lớn như vậy. Chúng ta phải chấp nhận rằng, tình hình đặc biệt này sẽ trở thành mục tiêu mà ngành giáo dục cần nhắm tới trong khoảng thời gian dài tiếp theo”, ông Brunhild Kurth, người đứng đầu Cơ quan Giáo dục Đức nói với tờ Die Welt.

Trong một phát biểu liên quan, người đứng đầu Công đoàn giáo viên Đức (DPhV) Heinz-Peter Meidinger khẳng định, Berlin thực sự cần đến 20.000 giáo viên bổ sung để phục vụ cho những làn sóng tị nạn mới. “Chậm nhất là vào mùa hè tới, chúng ta sẽ cảm thấy lỗ hổng đó”, ông Heinz-Peter Meidinger nhấn mạnh.

Theo cơ quan giáo dục Đức, ít nhất 325.000 trẻ em tị nạn đang ở tuổi đi học nhập cảnh vào các quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU) năm nay, trong bối cảnh châu lục này đang phải vật lộn để ứng phó với cuộc khủng hoảng người tị nạn tồi tệ nhất kể từ Thế chiến thứ hai. Hàng trăm ngàn người tị nạn chạy trốn khỏi các nước bị xung đột tàn phá ở Trung Đông và Bắc Phi để tìm kiếm sự an toàn và nơi ở mới tại châu Âu. Nhiều người trong số họ cố gắng đến các quốc gia giàu có ở EU, nhất là Đức bởi những lợi ích xã hội như giáo dục miễn phí và dịch vụ y tế chất lượng tốt.

Lê Thảo (lược dịch từ AFP & Sputniknews)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Việt Nam ủng hộ thúc đẩy vấn đề giáo dục trong Chương trình nghị sự Liên hợp quốc

Ngày 15/5 tại New York đã diễn ra phiên họp cấp đại sứ của Nhóm bạn bè về giáo dục và học tập trọn đời. Tham dự phiên họp có Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Amina J.Mohammad, Trợ lý Tổng giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO) về Giáo dục Stefania Giannini cùng Đại sứ, Trưởng Phái đoàn và đại diện của gần 30 nước thành viên LHQ.

Việt Nam ủng hộ thúc đẩy vấn đề giáo dục trong Chương trình nghị sự Liên hợp quốc
Giáo dục tài chính trong trường học

Giáo dục tài chính cho học sinh không chỉ giúp các em biết sống trách nhiệm, trân quý giá trị lao động, biết chia sẻ với ông bà, cha mẹ mà còn là nền tảng quan trọng giúp các bạn trẻ biết lập kế hoạch ngân sách cho cuộc sống tự chủ ở hiện tại và tương lai.

Giáo dục tài chính trong trường học
“Giáo dục di sản”- học mà chơi, chơi mà học

Vui vẻ, hào hứng, bổ ích là những cảm nhận của những “du khách học trò” sau khi tham gia chương trình “Giáo dục di sản” (GDDS) do Bảo tàng Cổ vật cung đình (CVCĐ) Huế tổ chức.

“Giáo dục di sản”- học mà chơi, chơi mà học
Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp

Mô hình Hội đồng giáo dục nghề nghiệp (GDNN) cấp tỉnh ra đời mới đây được kỳ vọng là “lời giải” cho bài toán tuyển sinh - tuyển dụng, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động (LĐ).

Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp

TIN MỚI

Return to top