ClockThứ Năm, 15/12/2016 14:22

Ngăn nạn đưa lậu tiền vào trong nước, Venezuela đóng cửa biên giới

Ngày 14/12, Chính phủ Venezuela thông báo quyết định đóng cửa biên giới với Brazil trong vòng 72 giờ nhằm ngăn chặn tình trạng tuồn tiền mệnh giá 100 bolivar vào lãnh thổ nước này sau khi Tổng thống Nicolas Maduro quyết định ngừng lưu hành tờ tiền trên.

25 tờ tiền to nhất mới mua được chai nước, Venezuela in tiền mới​Người dân Venezuela chỉ được rút tiền tối đa 5 USD/ngàyVenezuela lại tăng lương tối thiểu lên 50% do lạm phát caoVenezuela mở lại cửa khẩu biên giới trên bộ với ColombiaVenezuela tiếp tục gia hạn sắc lệnh tình trạng kinh tế khẩn cấp

Một người đàn ông đếm những đồng tiền bolivar trong một cửa hàng ở Brazil. (Nguồn: Reuters)

Thông cáo của Bộ Ngoại giao Brazil cho biết Đại sứ quán nước này ở Caracas đã nhận được công hàm thông báo về quyết định nói trên từ đêm 13/12. Đường biên giới chung giữa Brazil và Venezuela dài 2.200km.

Trước đó, Venezuela cũng đã đóng cửa biên giới với Colombia với cùng lý do. Ngày 11/12, Tổng thống Maduro bất ngờ thông báo việc ngừng lưu hành tờ 100 bolivar - tờ tiền có mệnh giá lớn nhất hiện nay ở nước này kể từ ngày 18/12 tới.

Chính phủ Venezuela đã khẳng định quyết định này là một phần của sắc lệnh tình trạng kinh tế khẩn cấp để đối phó với “chiến tranh tiền tệ” mà nước này đang phải đối đầu, do các thế lực phản động âm mưu tiến hành từ nhiều tháng nay khi thu gom tờ 100 bolivar ở biên giới Colombia và gây khan hiếm đồng tiền ở quốc gia này.

Theo thông báo của chính phủ, người dân Venezuela có 72 giờ để nộp tờ 100 bolivar vào ngân hàng và quá trình đổi tiền sẽ diễn ra trong vòng 10 ngày tại Ngân hàng Trung ương (BCV), trong khi các nhà chức trách sẽ bắt đầu tịch thu các tờ tiền có mệnh giá này ở khu vực biên giới.

Quyết định trên của Chính phủ Venezuela được đưa ra chỉ ít ngày trước khi BCV thông báo chính thức đưa vào lưu hành các tờ tiền mệnh giá lớn mới vào ngày 15/12. Trong số những tờ tiền mới có tờ 20.000 bolivar, gấp tới 200 lần mệnh giá tờ 100 bolivar. Ngoài ra, BCV còn phát hành các tờ tiền mệnh giá 500, 1.000, 2.000, 5.000 và 10.000 bolivar, thay thế dần các tờ có mệnh giá 2, 5, 10, 20, 50 và 100 bolivar được đưa vào lưu hành năm 2008.

Việc phát hành các đồng tiền mệnh giá lớn diễn ra trong bối cảnh lạm phát của nước Nam Mỹ này tăng đến 180% vào năm 2015. Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo lạm phát năm nay của Venezuela sẽ còn tăng lên tới mức 475%. Các chuyên gia cho biết trong ba tháng gần đây, đồng nội tệ bolivar của nước này bị mất giá tới 75% so với đồng USD./.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát động các cuộc thi về biên giới, biển đảo

Ngày 7/5, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Lễ phát động cuộc thi viết “Tìm hiểu về biên giới tỉnh Thừa Thiên Huế và truyền thống 60 năm BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế” và cuộc thi ảnh “Tự hào biên giới, biển đảo quê hương Thừa Thiên Huế” năm 2024.

Phát động các cuộc thi về biên giới, biển đảo
Khám, cấp phát thuốc miễn phí cho người dân khu vực biên giới

Ngày 4/5, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh phối hợp Bệnh viện Trung ương Huế; Bệnh viện Quân y 268 Quân khu 4, tổ chức chương trình kết hợp Quân dân y năm 2024, khám, tư vấn sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho Nhân dân khu vực biên giới xã Vinh Hiền (Phú Lộc).

Khám, cấp phát thuốc miễn phí cho người dân khu vực biên giới
Vững chắc yêu thương

Lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) cùng chính quyền địa phương các cấp, các cơ quan, tổ chức trong tỉnh, các mạnh thường quân trên các mọi miền đất nước xây dựng vững chắc yêu thương trong lòng người dân biên giới.

Vững chắc yêu thương
Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
Return to top