ClockThứ Ba, 07/03/2017 14:49

Nhiều nước châu Á hạn chế nhập gà của Mỹ

Một số quốc gia và lãnh thổ ở châu Á hạn chế nhập khẩu gà và trứng chưa chế biến từ Mỹ sau khi xảy ra dịch cúm gia cầm dạng độc tại bang Tennessee.

Mỹ xác nhận cúm gia cầm ở bang Tennessee

 

Nhiều nước châu Á hạn chế nhập gà của Mỹ
Các sản phẩm từ thịt gà và trứng của công ty Tyson và Pilgrim's Pride của Mỹ - Ảnh: CNA

Hôm nay (7/3), Cơ quan thực phẩm Nông nghiệp và Thú y Singapore (AVA) khẳng định đã đình chỉ nhập gia cầm, các sản phẩm gia cầm, trứng chế biến và các loại gia cầm sống từ bang Tennessee và Wisconsin của Mỹ.

Đài Chennel News Asia cho biết lệnh cấm nhập khẩu của Singapore không áp dụng đối với các sản phẩm trứng và các sản phẩm đóng hộp đã qua xử lý nhiệt để tiêu diệt virút cúm của Mỹ.

Trước đó, ngày 6/3, Bộ Nông nghiệp Hàn Quốc thông báo cấm nhập khẩu gia cầm và trứng từ Mỹ sau khi các quan chức bang Tennessee xác nhận dịch cúm gia cầm do virút H7 có độc lực cao gây ra cho một trại gà thương mại thuộc bang này.

Trong khi đó, theo Reuters, Nhật và Đài Loan sẽ cấm nhập khẩu gia cầm từ bang Tennessee. Hong Kong cũng sẽ hạn chế nhập khẩu gia cầm từ tiểu bang này của nước Mỹ.

Lệnh cấm và giới hạn nhập khẩu gia cầm của 5 quốc gia và lãnh thổ châu Á trên sẽ làm giảm doanh thu của các công ty chuyên về gà của Mỹ, chẳng hạn như công ty Tyson Foods Inc và Pilgrim's Pride, trên thị trường nước ngoài.

Trang trại gà thương mại bị nhiễm cúm H7 tại bang Tennessee đã ký hợp đồng cung cấp gà cho công ty thực phẩm Tyson.

Bộ Nông nghiệp Hàn Quốc cho biết lệnh cấm nhập khẩu gia cầm sống và trứng từ Mỹ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 6/3 nhưng thịt gà đã qua xử lý nhiệt và các sản phẩm chế biến từ trứng vẫn được phép nhập khẩu.

Trước lệnh cấm này, Hàn Quốc đã phải nhập khẩu trứng từ Mỹ vì dịch cúm gia cầm tồi tệ nhất lịch sử nước này đang bùng phát và khiến nguồn cung cấp trứng trong nước bị giảm mạnh.

Bộ Nông nghiệp Hàn Quốc cho biết trong năm nay Hàn Quốc đã phải nhập về gần 1.049 tấn trứng từ Mỹ, chiếm 98% lượng trứng nhập khẩu của nước này cho đến ngày 3/3.

Chủ tịch Hội đồng Xuất khẩu Gia cầm và Trứng Mỹ, ông James Sumner cho biết quyết định trên của Hàn Quốc gây thất vọng lớn vì dịch cúm gia cầm khủng khiếp tại Hàn Quốc khiến người dân rất cần trứng sạch.

Nếu cấm gia cầm từ Mỹ, chính quyền Seoul có thể quay sang nhập thịt gà và trứng từ Brazil, Chile, Úc, Canada, Philippines và Thái Lan. Tuy nhiên Hàn Quốc vẫn hạn chế nhập khẩu gia cầm sống từ New Zealand, Úc và Canada.

Theo Tuoitre

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nguy cơ xảy ra nắng nóng ở Châu Á tăng gấp 45 lần do biến đổi khí hậu

Theo một nghiên cứu mới của World Weather Attribution (WWA) - tổ chức chuyên đánh giá vai trò của biến đổi khí hậu đối với mô hình thời tiết cực đoan trên thế giới, tình trạng nắng nóng gay gắt như đợt cuối tháng 4 vừa qua ở châu Á và Trung Đông có nguy cơ xảy ra cao gấp 45 lần do tác động của biến đổi khí hậu mà con người gây ra.

Nguy cơ xảy ra nắng nóng ở Châu Á tăng gấp 45 lần do biến đổi khí hậu
Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Đức

Theo Tạp chí CNBC, tổng xuất khẩu và nhập khẩu giữa Đức và Mỹ đã đạt tổng trị giá 63 tỷ euro (tương đương 68 tỷ USD) trong thời gian từ tháng 1 - 3 năm nay. Trong khi đó, thương mại giữa Đức và Trung Quốc ở mức dưới 60 tỷ euro.

Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Đức
Thị trường tư nhân có thể đáp ứng nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á

Hàng tỷ USD đổ vào các thị trường tư nhân có thể là câu trả lời cho nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á, trong bối cảnh ngày càng nhiều nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận ổn định do năng lượng tái tạo mang lại. Tuy nhiên, những ưu đãi hoặc chính sách tốt hơn có thể đóng vai trò cần thiết.

Thị trường tư nhân có thể đáp ứng nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á
Đồng USD mạnh lên thúc đẩy các chính phủ châu Á tăng cường bảo vệ đồng nội tệ

Theo một phân tích của Nikkei, sức mạnh của nền kinh tế Mỹ và lãi suất cao hơn trong thời gian dài đã khiến các đồng nội tệ châu Á yếu đi. Từ đó, các nhà hoạch định chính sách châu Á đang phản ứng trước sự mạnh lên của đồng USD ở nhiều mức độ khác nhau, từ việc đưa ra các lời cảnh báo cho đến việc tăng lãi suất.

Đồng USD mạnh lên thúc đẩy các chính phủ châu Á tăng cường bảo vệ đồng nội tệ
Return to top