ClockThứ Tư, 26/04/2017 14:01

Tạo động lực thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Campuchia

Lễ đón chính thức Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân diễn ra trọng thể sáng 25/4 tại Cung Hòa bình ở thủ đô Phnom Penh, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Vương quốc Campuchia Hun Sen và phu nhân.

Thái Lan theo đuổi chiến lược kinh tế chung với các nước láng giềng CLMVCampuchia khánh thành tượng đài hữu nghị Việt Nam-CampuchiaTăng cường hợp tác, đoàn kết Việt Nam - CampuchiaDiễn đàn Campuchia-Lào-Malaysia-Việt Nam-Thái Lan 2016 tại Thái Lan

Theo đặc phái viên TTXVN, sau lễ đón, hai thủ tướng đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao chính phủ hai nước tiến hành hội đàm.

Đánh giá cao các nhà đầu tư Việt Nam

Thủ tướng Hun Sen nhấn mạnh chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có ý nghĩa lịch sử nhằm kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước và đánh dấu bước phát triển hai nước lên tầm cao mới ngày càng thiết thực và hiệu quả hơn.

Thủ tướng Hun Sen tin tưởng rằng chuyến thăm sẽ tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện giữa hai nước ngày càng phát triển tốt đẹp vì sự phồn vinh của mỗi nước.

Thủ tướng Hun Sen đánh giá cao đóng góp của các nhà đầu tư Việt Nam vào Campuchia, đặc biệt khen ngợi Tập đoàn viễn thông Viettel, Tập đoàn Cao su Việt Nam (VRG), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã không chỉ đầu tư, kinh doanh hiệu quả, thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ đóng thuế mà còn đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống, chăm lo an sinh xã hội cả vật chất lẫn tinh thần cho người dân Campuchia.

Hai thủ tướng nhất trí tiếp tục khuyến khích các hoạt động thương mại, dịch vụ và hợp tác giữa các địa phương, nhất là các địa phương ở khu vực biên giới hai nước hiện đang hợp tác rất hiệu quả trên tinh thần láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện; khẳng định tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong các lĩnh vực mà hai nước có nhiều tiềm năng như thương mại - đầu tư, ngân hàng, năng lượng điện, khai khoáng, dầu khí, trồng cây công nghiệp, giao thông vận tải, viễn thông, giáo dục đào tạo...

Hợp tác quản lý 
biên giới

Hai bên nhất trí chỉ đạo ủy ban liên hợp phân giới, cắm mốc biên giới đất liền hai nước thúc đẩy đàm phán, tìm giải pháp đối với các đoạn biên giới còn tồn đọng và hợp tác chặt chẽ trong công tác quản lý biên giới nhằm xây dựng đường biên giới hai nước thành đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển bền vững.

Hai bên cũng trao đổi ý kiến về việc tăng cường hợp tác trong khuôn khổ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng như các cơ chế hợp tác tiểu vùng và các vấn đề quốc tế hai bên cùng quan tâm.

Sau hội đàm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân đã đến đặt hoa tại đài Độc lập, tượng đài cố Quốc vương Norodom Sihanouk và đài kỷ niệm hữu nghị Việt Nam - Campuchia.

Hai bên nhất trí tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, khẳng định lại nguyên tắc không cho phép bất cứ lực lượng thù địch nào sử dụng lãnh thổ của nước này làm phương hại đến an ninh của nước kia và phá hoại quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Campuchia.

Ký 4 văn kiện hợp tác

Hai thủ tướng đã chứng kiến lễ ký 4 văn kiện hợp tác gồm: bản ghi nhớ về hợp tác giữa Bộ Giao thông vận tải Việt Nam và Bộ Giao thông công chính Campuchia về việc xúc tiến nghiên cứu việc xây dựng tuyến đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài và Phnom Penh - Ba Vet;

Bản ghi nhớ giữa Bộ Lao động - thương binh và xã hội Việt Nam và Bộ Xã hội - cựu chiến binh và cải tạo thanh niên Campuchia về dự án xây dựng trung tâm dịch vụ cai nghiện tự nguyện dựa vào cộng đồng dành cho người nghiện ma túy tại tỉnh Preah Sihanouk; công thư trao đổi về gia hạn thêm 3 năm bản ghi nhớ hợp tác ngư nghiệp giữa Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông - lâm - ngư nghiệp Campuchia; bản ghi nhớ về hỗ trợ xây dựng đại lộ hữu nghị Phnom Penh - Hà Nội giữa thủ đô Hà Nội và thủ đô Phnom Penh.

Theo Tuổi trẻ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam được thông qua

NDO - Chiều 10/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc tại Geneva, Thụy Sĩ, Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam.

Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam được thông qua
Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế

Việc áp dụng các chính sách trong quá trình thực hiện Nghị quyết 43 của Quốc hội đã giúp tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được nhiều kết quả; tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cũng đang gặp nhiều khó khăn, cần giải pháp tháo gỡ.

Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế
Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam

Trong các cuộc chiến tranh giữ nước suốt chiều dài lịch sử dân tộc, cùng với sử dụng sức mạnh quân sự để đánh bại kẻ thù xâm lược, dân tộc Việt Nam đã phát huy cao độ yếu tố chính nghĩa và nhân văn của cuộc chiến tranh đang tiến hành để đánh bại kẻ xâm lược phi nghĩa. Tiếp nối truyền thống đó, trong và sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng, Chính phủ và Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nhất quán chủ trương đối xử khoan hồng, nhân đạo đối với tù, hàng binh.

Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam
Return to top