ClockThứ Năm, 26/10/2017 09:13

Xếp hạng những thành phố ít căng thẳng và căng thẳng nhất châu Á

TTH - Thủ đô Dhaka của Bangladesh dẫn đầu danh sách những thành phố căng thẳng nhất ở châu Á; trong khi Sydney, Singapore, Đài Bắc và Osaka là những thành phố ít căng thẳng nhất khu vực này.

Tình trạng tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng ở thủ đô Dhaka, Bangladesh. Ảnh: Maciejdakowicz            

Tờ ANN ngày 25/10 trích dẫn một nghiên cứu gần đây do công ty Zipjet có trụ sở tại Anh thực hiện trên 150 thành phố khắp thế giới cho thấy, hầu hết các thành phố ở châu Á là những nơi căng thẳng.

Trong đó, nhiều tiêu chí xếp hạng được đưa ra, như ô nhiễm không khí, bình đẳng giới, thất nghiệp, sức khoẻ tâm thần và thậm chí cả lượng ánh sáng mặt trời mà một thành phố có thể tiếp xúc.

Với vị trí xếp hạng trên toàn cầu là 144, Dhaka là thành phố căng thẳng thứ 7 trên thế giới và là thành phố căng thẳng nhất châu Á, bởi cư dân đông đúc và tình trạng tắc nghẽn giao thông tồi tệ, sức khoẻ tâm thần và thể chất của người dân thành phố này cũng được xếp hạng thấp.

Thủ đô Hà Nội là một trong những thành phố ít căng thẳng nhất ở châu Á, với xếp hạng toàn cầu là 94; trong khi thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố căng thẳng nhất khu vực, xếp thứ 106 trên toàn cầu.

LÊ THẢO  (Lược dịch từ Asia News Network)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thị trường tư nhân có thể đáp ứng nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á

Hàng tỷ USD đổ vào các thị trường tư nhân có thể là câu trả lời cho nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á, trong bối cảnh ngày càng nhiều nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận ổn định do năng lượng tái tạo mang lại. Tuy nhiên, những ưu đãi hoặc chính sách tốt hơn có thể đóng vai trò cần thiết.

Thị trường tư nhân có thể đáp ứng nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á
Đồng USD mạnh lên thúc đẩy các chính phủ châu Á tăng cường bảo vệ đồng nội tệ

Theo một phân tích của Nikkei, sức mạnh của nền kinh tế Mỹ và lãi suất cao hơn trong thời gian dài đã khiến các đồng nội tệ châu Á yếu đi. Từ đó, các nhà hoạch định chính sách châu Á đang phản ứng trước sự mạnh lên của đồng USD ở nhiều mức độ khác nhau, từ việc đưa ra các lời cảnh báo cho đến việc tăng lãi suất.

Đồng USD mạnh lên thúc đẩy các chính phủ châu Á tăng cường bảo vệ đồng nội tệ
Return to top