ClockThứ Sáu, 05/01/2018 07:04

2017 là năm nóng thứ hai trong lịch sử

TTH.VN - Năm 2017 là năm nóng thứ hai trên toàn thế giới trong lịch sử, chỉ sau năm 2016, với những dấu hiệu của biến đổi khí hậu, từ những vụ cháy rừng đến sự tan băng ở Bắc Cực.

60% khả năng La Nina sẽ kéo dài đến tháng 5/2018Nắng nóng ảnh hưởng đến phát triển kinh tế khu vực Đông Nam ÁMỹ và các nước G7 khó có thể thu hẹp khác biệt về vấn đề khí hậu

Thảm hoạ cháy rừng ở California, Mỹ xảy ra trong năm 2017. Ảnh: Reuters

Ngày 4/1, Cơ quan Biến đổi khí hậu Copernicus, cơ quan thời tiết quốc tế đầu tiên báo cáo về điều kiện của năm 2017 cho hay, nhiệt độ trung bình ở bề mặt trái đất trong năm vừa qua là 14,7 độ C, cao hơn 1,2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Ông Jean-Noel Thepaut, người đứng đầu Copernicus nói với Reuters: "Đáng chú ý là 16 trong số 17 năm nóng nhất đều ở trong thế kỷ này"; đồng thời khẳng định, có sự đồng thuận khoa học mạnh mẽ rằng, các khí thải do con người tạo ra đang làm nóng xu hướng ấm lên.

Nghiên cứu của Copernicus cũng phù hợp với dự báo do Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) đưa ra hồi tháng 11 năm ngoái rằng, 2017 sẽ là năm nóng thứ hai hoặc thứ ba, sau năm 2016.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Reuters)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), trong những ngày qua, trên các trang điện tử của các tờ báo lớn như Pasaxon - Cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào; Thông tấn xã Lào; Đài Phát thanh Quốc gia Lào đều có các bài viết ca ngợi về chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ
Kể chuyện lịch sử bằng ký họa

Những tác phẩm ký họa của họa sĩ Nguyễn Văn Nguyên đã tái hiện được những năm tháng lịch sử hào hùng trong kháng chiến chống Mỹ của dân và quân Bình Trị Thiên với những góc nhìn chân thật về cuộc sống của đồng bào, chiến sĩ. Nhiều tác phẩm trong số đó sáng tác trong thời kỳ tham gia kháng chiến và lần đầu tiên được công bố đến công chúng với tên gọi “Miền ký ức”.

Kể chuyện lịch sử bằng ký họa
Đông đảo du khách tham quan các di tích lịch sử

Ngoài hệ thống di sản Huế, đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh đã tìm đến tham quan, dâng hương tưởng niệm các điểm di tích lịch sử khác trên địa bàn tỉnh, đông nhất tập trung ở Khu di tích lịch sử Chín Hầm (phường An Tây) và Khu di tích lưu niệm cụ Phan Bội Châu (phường Trường An, TP. Huế).

Đông đảo du khách tham quan các di tích lịch sử
Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử

Là chốn Kinh đô của Triều Nguyễn, Huế mang trong mình rất nhiều di chỉ văn hóa - lịch sử quý, mà chính quyền và Nhân dân Huế không thể không quan tâm giữ gìn, bảo vệ và khai thác mọi lợi thế trong công cuộc xây dựng và phát triển thành phố Huế thành trung tâm văn hóa nổi tiếng của cả nước.

Huế nên bảo vệ những di chỉ văn hóa - lịch sử
Return to top