ClockThứ Hai, 15/01/2018 19:54

Nga tiếp tục là nhà phân phối năng lượng chính cho thị trường châu Âu

TTH - Trong nhiều thập kỷ qua, Nga đã và đang đóng một vai trò rất quan trọng trong thị trường năng lượng của châu Âu. Đơn cử như tập đoàn năng lượng Nga Gazprom, hàng năm nhà sản xuất này cung cấp hàng tỷ mét khối khí tự nhiên cho châu Âu, trong khi các cơ sở khác cũng do chính phủ hỗ trợ đã xuất khẩu hơn 1,3 tỷ thùng dầu thô sang thị trường này vào năm 2016.

Tổng thống Nga - Mỹ sắp gặp mặt lần đầu tiênTổng thống Putin kêu gọi ông Macron hợp tác với NgaNghi phạm vụ nổ bom trên tàu điện ngầm St.Peterburg có thể là công dân NgaNga sắp lập phái đoàn đại diện thường trực tại ASEANNga và Thổ Nhĩ Kỳ đã quay lại con đường hợp tác

Nga có đủ điều kiện và vị trí tốt để thống trị thị trường năng lượng châu Âu. Ảnh: Sputnik News

Hầu hết các nước vùng Baltic đều phụ thuộc vào nguồn cung từ Nga để đáp ứng nhu cầu điện trong nước và Đức – nền kinh tế lớn nhất châu Âu luôn nhập khẩu 40% lượng khí tự nhiên từ quốc gia này.

Tuy nhiên, hiện Mỹ đang tăng cường xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), nhằm mục tiêu soán thị phần cung cấp khí của Nga sang châu Âu.

Khó khăn của Mỹ

Mỹ là một quốc gia có trữ lượng năng lượng khổng lồ, đặc biệt là ở lưu vực Permian (phía tây tiểu bang Texax và phía đông tiểu bang New Mexico). Khác với các sản phẩm khác trên thị trường, hầu hết khí tự nhiên của nước này thường được hóa lỏng và vận chuyển bằng các tàu chuyên chở, thay vì bơm bằng đường ống do khoảng cách di chuyển quá xa.

Có thể nói tại thời điểm hiện tại, khí tự nhiên LNG đang ngày càng phổ biến, song vẫn rất khó khăn cho Mỹ để có thể xâm nhập sâu vào thị trường châu Âu khi giá bán bị đẩy cao do chi phí vận chuyển đắt đỏ. Mặc dù các tiến bộ về công nghệ đang từng bước được củng cố với dự đoán sẽ cắt giảm tối đa những khoản chi không cần thiết trong vài năm tới, nhưng nhìn chung, mức giá sau khi cắt giảm vẫn khó có khả năng cạnh tranh với nguồn khí tự nhiên của “xứ Bạch Dương”.

Bên cạnh những trở ngại về chi phí, Mỹ và sản phẩm khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức khác đến từ mức độ chấp nhận của người tiêu dùng. Trong lịch sử mua bán kéo dài, nhiều quốc gia đã đầu tư những nguồn vốn lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng, đường ống trên biển chuyên tiếp nhận khí tự nhiên của Nga. Trong bối cảnh các mối quan hệ vẫn được tiếp tục, cơ sở hạ tầng đầu tư còn mới, đa phần các nền kinh tế châu Âu sẽ e ngại từ bỏ mạng lưới kinh doanh có sẵn, để tiến đến liên kết với một nhà cung cấp mới.

Nga đẩy mạnh phát triển và củng cố vị thế

Cùng lúc đó, lãnh đạo cấp cao của châu Âu và Nga cũng tiến đến ký kết bản thỏa thuận tăng cường đầu tư để mở rộng đường ống dẫn Nord Stream hiện tại. Với công suất 110 tỷ m3/năm đến từ sự kết hợp hoạt động của đường ống dẫn mới Nord Stream II và đường ống có sẵn, dự kiến nhu cầu tiêu dùng của khu vực Tây Âu sẽ được đáp ứng đầy đủ, từ đó tạo nên một rào cản lớn hơn cho sự tiếp nhận khí LNG.

Nhìn chung, Nga có đầy đủ điều kiện và vị trí tốt để tiếp tục phát triển sản xuất, nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Nhiều khả năng cho đến khi khí tự nhiên được thay thế bằng nguồn chất khác có khả năng đáp ứng yêu cầu thân thiện với môi trường cao hơn các sản phẩm hiện tại, Nga vẫn sẽ là nhà cung cấp năng lượng chính cho thị trường châu Âu.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Sputnik News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thị trường tư nhân có thể đáp ứng nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á

Hàng tỷ USD đổ vào các thị trường tư nhân có thể là câu trả lời cho nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á, trong bối cảnh ngày càng nhiều nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận ổn định do năng lượng tái tạo mang lại. Tuy nhiên, những ưu đãi hoặc chính sách tốt hơn có thể đóng vai trò cần thiết.

Thị trường tư nhân có thể đáp ứng nhu cầu chuyển đổi năng lượng của châu Á
Những tuyên bố đáng chú ý của quan chức cấp cao Nga trong Ngày Chiến thắng

Trong khi Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo xung đột toàn cầu thì Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Dmitry Medvedev tuyên bố kết thúc chiến dịch quân sự ở Ukraine chỉ là bước đầu tiên còn Thứ trưởng Ngoại giao Sergey Ryabkov nói rằng Moskva buộc phải tăng cường các biện pháp răn đe hạt nhân do chính sách leo thang từ Washington và phương Tây.

Những tuyên bố đáng chú ý của quan chức cấp cao Nga trong Ngày Chiến thắng
Phát huy tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ, tiếp tục xây dựng nền an ninh nhân dân vững mạnh

Nền an ninh nhân dân “là sức mạnh tinh thần, vật chất, sự đoàn kết và truyền thống dựng nước, giữ nước của toàn dân tộc được huy động vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, trong đó lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia làm nòng cốt”(1). Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 một lần nữa khẳng định: Xây dựng, củng cố nền an ninh nhân dân phải là sự nghiệp của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước, trong đó lực lượng công an giữ vai trò tham mưu và nòng cốt.

Phát huy tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ, tiếp tục xây dựng nền an ninh nhân dân vững mạnh
Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế GTGT 6 tháng cuối năm

Chính phủ vừa có Tờ trình trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất thuế GTGT 10% trong 6 tháng cuối năm 2024.

Đề xuất tiếp tục giảm 2 thuế GTGT 6 tháng cuối năm

TIN MỚI

Return to top