ClockThứ Ba, 31/07/2018 06:29

Một trẻ em Malaysia tử vong vì bệnh chân, tay, miệng

TTH.VN - Giới chức Malaysia ngày 30/7 vừa ghi nhận trường hợp thiệt mạng đầu tiên do mắc bệnh tay, chân, miệng (HFMD).

Singapore sẽ cấm nhập cảnh du khách chưa tiêm ngừa bệnh truyền nhiễmWHO: Bùng phát đại dịch MERS ở Saudi ArabiaASEAN nâng cao cảnh giác trước dịch sốt xuất huyếtWHO: Chiến dịch phòng chống Ebola ở Congo đạt nhiều kết quả tích cựcEbola trở lại Tây Phi lần thứ 9, 25 người đã thiệt mạngWHO họp khẩn về đợt bùng phát dịch Ebola mới

Dịch bệnh tay, chân, miệng đang ngày càng lây lan. Ảnh: The ASEAN Post

Nạn nhân là một trẻ em 2 tuổi rưỡi, sống tại Mukah, Sarawak. Nguyên nhân gây tử vong được xác định là do biến chứng viêm phổi sau khi nhiễm HFMD.

Trong những năm gần đây, dịch bệnh tay, chân, miệng được ghi nhận đã và đang bùng phát ở nhiều nơi, đặc biệt là tại các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cụ thể, Trung Quốc, Nhật Bản, Hongkong, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Đài Loan và Việt Nam đều đã ghi nhận một số lượng trường hợp mắc bệnh nhất định.

Tuy nhiên, Malaysia vẫn là khu vực bùng phát dịch nguy hiểm và được quan tâm hàng đầu. Tính đến ngày 23/7/2018, nước này ghi nhận có khoảng 35.886 ca mắc HFMD, tăng 64,2% so với 1 tuần trước đó. Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, chính quyền Malaysia đã nhanh chóng thành lập một lực lượng đặc nhiệm đa ngành, với nhiệm vụ chính là kiềm chế tối đa nguy cơ dịch bệnh lây lan. Đến nay đã có khoảng 469 cơ sở trên địa bàn nước này phải đóng cửa bao gồm: 217 nhà chăm sóc trẻ sơ sinh, 223 trường mẫu giáo, 2 trường học ở tiểu bang Penang và Pahang... Cùng với đó, nhân viên công chức đã được phép nghỉ 5 ngày, các trung tâm mua sắm cũng được ra lệnh vệ sinh toàn bộ xe đẩy chở hàng – nơi ghi nhận là nơi lây truyền HFMD chủ yếu ở Malaysia.

Bệnh tay, chân, miệng (HFMD) gây ra bởi một nhóm virus có tên enterovirus, trong đó nguy hiểm nhất là hai nhóm virus chính bao gồm Coxsackie A16 (CV-A16) và Enterovirus 71 (EV71) xâm nhập vào cơ thể qua đường ruột. Bệnh được chẩn đoán lây lan chủ yếu qua các bề mặt tiếp xúc bẩn, nước bọt khi nói chuyện hoặc hắt hơi và từ dịch mụn nước, phân.

Mặc dù nhiều người lớn cũng có thể nhiễm bệnh tay, chân, miệng, nhưng với sức đề kháng mạnh, hầu hết nhóm đối tượng này đều có thể miễn dịch với virus. HFMD lây nhiễm chủ yếu ở trẻ em dưới 10 tuổi, phổ biến nhất là trẻ dưới 5 tuổi. Một số triệu chứng thường thấy là sốt, nổi phát ban ở tay, chân, mông, lở loét nặng ở miệng, hoặc tệ hơn là suy hô hấp.

Nhìn chung, Malaysia nói riêng và các nước nói chung đang nỗ lực triển khai kế hoạch phòng chống dịch bệnh lây lan. Cụ thể, chính phủ Malaysia đã và đang khẩn trương thúc đẩy vệ sinh cá nhân tốt hơn, tăng cường làm sạch môi trường xung quanh, khử trùng bề mặt bị ô nhiễm và nhanh chóng cách lý trẻ em ra khỏi bạn bè đồng trang lứa ngay khi có dấu hiệu mắc bệnh. Tuy nhiên, có thể nói một trong những cách phòng chống bệnh hiệu quả nhất đơn giản chỉ là giữ bình tĩnh và giữ sạch sẽ.

Đan Lê (Lược dịch từ The ASEAN Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thêm một ca bệnh sốt rét ngoại lai trở về từ Angola

Sáng 20/4, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế thông tin đang tiếp nhận điều trị một nam bệnh nhân bị sốt rét tại Khoa Bệnh nhiệt đới. Đây là trường hợp sốt rét ngoại lai thứ hai tại địa bàn tỉnh từ đầu năm đến nay.

Thêm một ca bệnh sốt rét ngoại lai trở về từ Angola

TIN MỚI

Return to top