ClockThứ Tư, 27/03/2019 14:41

Mỹ sẽ đưa 2 công dân gồm 1 nam và 1 nữ đặt chân lên Mặt trăng

Trong 5 năm tới, tức năm 2024, cơ quan chức năng Mỹ sẽ phải vận dụng mọi phương tiện cần thiết để thực hiện mục tiêu đưa người Mỹ trở lại Mặt Trăng.

Tàu thám hiểm của NASA hạ cánh thành công xuống Sao HỏaSao Hỏa sắp "đón khách" từ MỹNASA phóng tàu vũ trụ đầu tiên thăm dò Mặt TrờiXuất hiện nguyệt thực dài nhất thế kỷ trong tháng nàyPhi hành gia Mỹ đi bộ ngoài không gian lắp camera độ phân giải cao

Mặt trăng nhìn từ Los Angeles, Mỹ, ngày 20/3/2019. Ảnh: AFP/ TTXVN
 
Trong 5 năm tới, tức năm 2024, cơ quan chức năng Mỹ sẽ phải vận dụng mọi phương tiện cần thiết để thực hiện mục tiêu đưa người Mỹ trở lại Mặt Trăng. Đây là nhiệm vụ mà Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence trực tiếp đề ra trong một cuộc họp của Hội đồng vũ trụ quốc gia Mỹ tại thành phố Huntsville, bang Alabama ngày 26/3 do chính ông chủ trì.
 
Tại cuộc họp này, Phó Tổng thống Pence cho rằng Mỹ đang trong cuộc chay đua không gian, giống thời điểm những năm 60 của thế kỷ trước. Ông nêu rõ mục tiêu của Mỹ đưa 2 công dân Mỹ gồm 1 nam và 1 nữ đặt chân lên Mặt Trăng, theo đó người phụ nữ sẽ đi vào lịch sử hàng không vũ trụ thế giới khi trở thành người phụ nữ đầu tiên đặt chân trên bề mặt hành tinh này. Ông cho biết thêm việc đưa người Mỹ trở lại Mặt Trăng là bước đi nền tảng đầu tiên chuẩn bị cho sự hiện diện lâu dài trên Mặt Trăng và tiến tới chuẩn bị cho việc đưa các nhà du hành vũ trụ Mỹ đặt trên lên Sao Hỏa.   
 
Ông Pence khẳng định mục tiêu đưa người Mỹ trở lại Mặt Trăng là chính sách quốc gia của chính quyền Tổng thống Donald Trump. Ông nhấn mạnh: "2 công dân Mỹ sẽ được đưa vào không gian trên tàu vũ trụ được phóng đi bằng tên lửa của Mỹ và từ lãnh thổ Mỹ". Phó Tổng thống Pence mạnh mẽ yêu cầu Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đẩy nhanh tiến độ phát triển siêu tên lửa để thực hiện nhiệm vụ trên, khôi phục chương trình đưa người Mỹ vào không gian đình đốn từ năm 2011 đến nay.   
 
Trong khi đó, theo kế hoạch ban đầu của NASA, cơ quan này sẽ đưa các nhà du hành vũ trụ Mỹ trở lại Mặt Trăng vào năm 2028 sau khi dự án xây dựng trạm không gian nhỏ mới mang tên "Gateway" trong quỹ đạo của Mặt Trăng hoàn thành và vận hành vào năm 2024. Giám đốc NASA Jim Bridenstine đã coi đây là thách thức và ông tuyên bố "Chấp nhận thách thức" trên mạng xã hội ngày 26/3.
 
Ông tự tin tuyên bố NASA có thể đưa tàu vũ trụ Space Launch System (SLS - Hệ thống vận hành không gian) có chuyến bay thành công vào vũ trụ trong năm 2020. SLS được thiết kế để đưa các nhà du hành vũ trụ và hàng hóa khỏi quỹ đạo Trái Đất, tuy nhiên chuyến bay đầu tiên của SLS trước đó đã bị hoãn lại cho đến năm 2021 do công tác phát triển tên lửa đẩy bị chậm trễ.   
 
Tháng 7/1969, nhà du hành Mỹ Neil Amstrong cùng với con tàu Apollo 11 đã ghi danh vào sự kiện lịch sử khi ông trở thành người Trái Đất đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng với câu nói bất hủ tại thời điểm đi vào sự kiện lịch sử: "Đây là bước đi nhỏ bé của một con người, nhưng là bước tiến khổng lồ của nhân loại". Trong 3 năm từ 1969-1972, Mỹ đã 6 lần đưa tàu vũ trụ có người lái tới Mặt Trăng. Đến nay, chỉ có Nga và Trung Quốc có cuộc đổ bộ "mềm" xuống bề mặt Mặt Trăng, nhưng đây đều là thiết bị tự hành không người lái.
 
Theo TTXVN
 
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ ghi nhận ca nhiễm cúm gia cầm thứ hai ở người

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) ngày 22/5 cho biết trường hợp nhiễm cúm gia cầm thứ hai ở người đã được xác nhận tại Mỹ kể từ khi virus này được phát hiện lần đầu tiên ở bò sữa vào cuối tháng 3 vừa qua.

Mỹ ghi nhận ca nhiễm cúm gia cầm thứ hai ở người
Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Đức

Theo Tạp chí CNBC, tổng xuất khẩu và nhập khẩu giữa Đức và Mỹ đã đạt tổng trị giá 63 tỷ euro (tương đương 68 tỷ USD) trong thời gian từ tháng 1 - 3 năm nay. Trong khi đó, thương mại giữa Đức và Trung Quốc ở mức dưới 60 tỷ euro.

Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Đức
Mỹ chi 100 triệu USD giám sát cúm gia cầm

Tin từ Bloomberg cho biết Mỹ đang chi hơn 100 triệu USD để tăng cường giám sát cúm gia cầm ở gia súc và ở người trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại rằng dịch bệnh đã lan rộng hơn so với báo cáo.

Mỹ chi 100 triệu USD giám sát cúm gia cầm
Return to top