ClockThứ Sáu, 09/08/2019 08:26

Nông dân Mỹ tìm kiếm thị trường mới sau khi Trung Quốc giảm nhập khẩu

TTH.VN - Các nông dân trồng đậu nành Mỹ đang nhắm đến nhiều thị trường mới, trong bối cảnh nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc đang giảm rất sâu do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.

Ông Trump muốn nhanh chóng tử hình những kẻ xả súng tại MỹHàn Quốc: Xuất khẩu giảm 13,5% trong tháng 6 do căng thẳng thương mại Mỹ-TrungFED: Căng thẳng thương mại có thể đe dọa tăng trưởngIMF: Thương mại Mỹ-Trung có thể giảm tới 70% nếu cuộc chiến leo thangĐàm phán thương mại Mỹ-Trung đầy khó khăn, kéo dài quá thời hạnECB dự báo ​​kinh tế toàn cầu chậm lại trong năm 2019

Nông dân trồng đậu nành Mỹ chật vật tìm người mua mới thay thế Trung Quốc. Ảnh: Star Tribune

Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang mắc kẹt trong một cuộc chiến về thuế quan nghiêm trọng kéo dài hơn 1 năm. Hai nước đã và đang áp rất nhiều thuế vào hàng tỷ USD hàng hóa của nhau. Căng thẳng leo thang gây ra rất nhiều hậu quả và làm tổn hại đến triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu.

Điều này đã khiến xuất khẩu đậu nành của Mỹ sang Trung Quốc giảm mạnh, với tổng số chuyến hàng gửi đến nền kinh tế khổng lồ của châu Á trong năm nay giảm 2/3, Jim Sutter – Giám đốc Hội đồng xuất khẩu đậu nành Mỹ thông tin.

“Năm nay, lượng hàng xuất khẩu của chúng tôi sang Trung Quốc chỉ bằng 1/3 so với những năm trước. Thay vì 30 triệu tấn như năm ngoái, có lẽ lượng hàng xuất khẩu chỉ đạt khoảng 10 tấn trong năm nay. Đây là một sự khác biệt rất lớn”, Giám đốc Jim Sutter cho biết thêm.

Được biết, Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ đậu nành nhiều nhất thế giới và chiếm 60% xuất khẩu đậu nành của Mỹ trước khi căng thẳng thương mại gây ảnh hưởng đến tiến trình xuất khẩu.

Để đối phó với tình hình này, nông dân trồng đậu nành Mỹ nhắm đến các thị trường mới bao gồm châu Âu, các khu vực mới nổi ở Đông Nam Á, Ai Cập, Bangladesh và Pakistan. Trong lúc ngành thương mại đậu nành Mỹ đang nỗ lực hết sức để bán đi số hàng đáng lẽ phải xuất đến Trung Quốc, Giám đốc Jim Sutter nhận định có thể trong năm nay sẽ không bán hết.

Do đó, lượng hàng tồn kho trong năm nay của Mỹ có thể sẽ lên đến 1 tỷ giạ đậu nành, cao gấp đôi so với mức 438 giạ của năm ngoái.

Để phát triển thị trường mới, Giám đốc Jim Sutter cho biết Hội đồng xuất khẩu đậu nành Mỹ sẽ tăng cường chuỗi nỗ lực tiếp thị trên toàn cầu.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 5/12, nhằm ngăn ngừa nguy cơ tái diễn đối đầu quân sự dọc Ranh giới kiểm soát thực tế (LAC), Ấn Độ và Trung Quốc đã tiến hành đối thoại ngoại giao, trong đó nhìn lại những bài học kinh nghiệm từ cuộc đối đầu tại khu vực Đông Ladakh (mà Trung Quốc gọi là Aksai Chin).

Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới
Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

TIN MỚI

Return to top