ClockThứ Bảy, 30/06/2018 14:33

Ô nhiễm không khí gây ra 1/7 ca tiểu đường mới toàn cầu

TTH.VN - Ô nhiễm không khí gây ra 1/7 trường hợp mắc bệnh tiểu đường mới trong năm 2016, theo một nghiên cứu của Mỹ. Đáng chú ý, ngay cả ở mức độ thấp, ô nhiễm không khí cũng làm tăng nguy cơ phát triển căn bệnh mãn tính này.

Paris lên kế hoạch cắt giảm ô nhiễm không khíHàn Quốc: Ô nhiễm không khí đáng sợ hơn chương trình hạt nhân Bắc Triều TiênWHO: 9/ 10 người toàn cầu đang hít thở không khí ô nhiễmSố ca tử vong do ô nhiễm không khí ở Trung Quốc tiếp tục tăng caoĐông Nam Á: Ô nhiễm không khí nghiêm trọng từ “cuộc khủng hoảng làm lạnh”Thái Lan: Thủ đô Bangkok bị ô nhiễm không khíẤn Độ ra mắt bộ lọc mũi giúp hạn chế sự xâm nhập của khói bụi ô nhiễm

Ô nhiễm không khí có mối liên quan đến bệnh tiểu đường. Ảnh: Reuters

Bệnh tiểu đường thường chủ yếu liên quan đến các yếu tố về lối sống như chế độ ăn uống và lối sống ít vận động, nhưng nghiên cứu của Trường Y khoa Đại học Washington ở thành phố St Louis, tiểu bang Missouri, Mỹ cho thấy, ô nhiễm cũng đóng một vai trò đáng kể.

Nghiên cứu ước tính, ô nhiễm đã dẫn đến 3,2 triệu trường hợp mắc bệnh tiểu đường mới trên toàn cầu trong năm 2016, tương đương khoảng 14% trong tổng số những ca bệnh tiểu đường mới trên toàn cầu trong cùng năm.

Tờ AFP ngày hôm nay (30/6) dẫn lời Tiến sĩ Ziyad Al-Aly, tác giả cao cấp của nghiên cứu khẳng định: “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy một mối liên hệ đáng kể giữa ô nhiễm không khí và bệnh tiểu đường trên toàn cầu”.

Ô nhiễm được cho là làm giảm hoạt động sản xuất insulin của cơ thể, "ngăn chặn cơ thể chuyển đổi glucose trong máu thành năng lượng mà cơ thể cần để duy trì sức khỏe", theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Lancet Planetary Health của Mỹ.

Bên cạnh đó, Tiến sĩ Al-Aly cũng lưu ý, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường gia tăng thậm chí khi ở mức độ ô nhiễm không khí hiện được Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá là an toàn.

"Điều này là quan trọng, bởi nhiều nhóm vận động hành lang công nghiệp cho rằng, mức độ hiện tại quá nghiêm ngặt và nên được nới lỏng. Bằng chứng cho thấy, mức độ hiện tại vẫn chưa đủ an toàn và cần phải được thắt chặt", ông Al-Aly nói thêm.

Trên toàn cầu, bệnh tiểu đường gây ảnh hưởng đến hơn 420 triệu người và là một trong những căn bệnh phát triển nhanh nhất thế giới.

Thanh Ngân (Lược dịch từ AFP & CNN)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
Tăng hiệu quả chăm sóc và điều trị trong lĩnh vực Nhi khoa

Ngày 1/11, hội nghị Nhi khoa toàn quốc lần thứ 25 khai mạc với chủ đề “Từ khoa học đến chính sách và thực tiễn”. Hội nghị có sự tham dự của UVTV Tỉnh ủy, Phó chủ tịch Thường trực UBND Tỉnh Nguyễn Thanh Bình; ông Đinh Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Bà mẹ Trẻ em, Bộ Y tế; PGS.TS. Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, Chủ tịch hội Nhi khoa Việt Nam; PGS.TS Trần Kiêm Hảo, Giám đốc sở y tế cùng hàng trăm bác sĩ, chuyên gia trong ngoài nước, nhà quản lý, hội viên Hội Nhi khoa Việt Nam…

Tăng hiệu quả chăm sóc và điều trị trong lĩnh vực Nhi khoa

TIN MỚI

Return to top