ClockThứ Hai, 16/05/2016 14:32

OECD cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc 2016

TTH.VN - Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) hôm nay (16/5) vừa cắt giảm dự báo tăng trưởng của nền kinh tế Hàn Quốc năm 2016 xuống còn 2,7% từ mức 3,1%, do sự trì trệ của thương mại toàn cầu và suy thoái ở Trung Quốc.

Kinh tế Hàn Quốc dự báo sẽ suy giảm trong năm 2016. Ảnh: DW

Đối với năm 2017, OECD dự đoán rằng, nền kinh tế lớn thứ 4 của châu Á sẽ đạt mức tăng trưởng 3% khi kinh tế thế giới phục hồi đều đặn, theo báo cáo mới nhất có tựa đề "Khảo sát kinh tế Hàn Quốc của OECD".

Trong dự báo được đưa ra trước đó, OECD ước đoán rằng nền kinh tế Hàn Quốc sẽ tăng trưởng 3,1% trong năm 2016 và 3,6% trong năm 2017.

"Sự hồi phục mạnh mẽ trong nửa thứ hai của năm 2015, được hỗ trợ bởi gói kích thích tài chính, cũng đã dao động trong đầu năm 2016 khi sức tiêu dùng cá nhân giảm", báo cáo cho biết. "Nhu cầu yếu kém từ phía Trung Quốc - quốc gia chiếm 1/4 kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc, tiếp tục làm hạn chế sự tăng trưởng xuất khẩu".

Yonhap cho biết, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng đã hạ dự báo tăng trưởng năm 2016 của Hàn Quốc xuống còn 2,7%, và Ngân hàng Hàn Quốc cũng điều chỉnh giảm mục tiêu tăng trưởng 3% của nước này xuống còn 2,8%. Tuy nhiên, chính phủ Hàn Quốc vẫn giữ mục tiêu tăng trưởng 3,1%, mặc dù các nhà hoạch định chính sách kinh tế hàng đầu của nước này ám chỉ khả năng sẽ có sự sụt giảm.

Sự cắt giảm dự báo trăng trưởng của Hàn Quốc từ các tổ chức toàn cầu được đưa ra dựa trên các số liệu kinh tế chậm chạp gần đây ở trong và ngoài nước. Tổng sản phẩm quốc nội của Hàn Quốc (GDP) tăng 1,2% trong quý III và 0,7% trong quý IV năm ngoái so với cùng kỳ tước đó, nhờ vào chính sách tài khóa mở rộng của chính phủ và sức tiêu dùng cá nhân sôi động. Tuy nhiên, nền kinh tế dường như đã hạ nhiệt trong quý đầu tiên của năm nay khi GDP chỉ đạt mức gia tăng ít ỏi 0,4% so với quý trước, do sự sụt giảm nhanh chóng trong xuất khẩu và tình hình tiêu thụ đầy ảm đạm.

Xuất khẩu đã suy giảm ở mức 2 con số kể từ đầu năm nay, đánh dấu bằng sự sụt giảm kỷ lục 19% trong tháng 1/2016 và giảm 13,1% trong tháng tiếp theo. Tốc độ giảm đã chậm lại một chút còn 8,1% trong tháng 3 nhưng lại tiếp tục tăng tốc lần nữa lên đến 11,2% trong tháng 4/2016.

Chính phủ đã tung ra một loạt các biện pháp kích thích kinh tế để thúc đẩy tăng trưởng, trong đó có việc mở rộng các chương trình cắt giảm thuế tiêu thụ đặc biệt.

Mặc dầu vậy, OECD cho ra rằng các biện pháp đó không đủ để đưa nền kinh tế Hà Quốc thoát ra khỏi vòng suy giảm để đạt được mục tiêu tăng trưởng, dựa trên những con số chậm chạp trong quý đầu tiên, đồng thời kêu gọi cần sự can thiệp tài chính sâu hơn nữa trong nền kinh tế.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc cho biết trước đó rằng hiện chưa có kế hoạch ngay lập tức để phát thảo gói ngân sách bổ sung nhằm kích thích nền kinh tế.

Tố Quyên (Lược dịch từ Yonhap & Arirang)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hướng đến giáo dục nghề nghiệp xanh và bền vững

Ngày 13/12, Trường cao đẳng Công nghiệp Huế (HueIC) phối hợp với Viện Nghiên cứu giáo dục nghề nghiệp Hàn Quốc (KRIVET) tổ chức hội thảo chia sẻ chuyên môn "Phát triển giáo dục nghề nghiệp bền vững: Từ chuyển đổi số đến GDNN xanh".

Hướng đến giáo dục nghề nghiệp xanh và bền vững
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Mở rộng hợp tác văn hóa giữa Huế và Gyeongju

Sáng 22/10, UBND TP. Huế tổ chức lễ tiếp xã giao đoàn Ủy ban văn hóa TP. Gyeongju (Hàn Quốc) do ông Park Gwang-ho, Chủ tịch Ủy ban Văn hóa TP. Gyeongju làm trưởng đoàn. Chủ trì buổi tiếp có Phó Chủ tịch UBND TP. Huế Trương Đình Hạnh cùng đại diện các phòng, ban.

Mở rộng hợp tác văn hóa giữa Huế và Gyeongju
Return to top