ClockThứ Tư, 04/05/2016 06:04

OPCW cảnh báo IS có thể đang chế tạo vũ khí hóa học

TTH.VN - Có những dấu hiệu "cực kỳ đáng lo ngại" cho thấy tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) có thể đang chế tạo vũ khí hóa học và đã sử dụng chúng đã ở Iraq, Syria, Tổ chức cấm vũ khí hóa học (OPCW) ngày 3/5 cho hay.

Tổ chức OPCW lo ngại về việc sử dụng vũ khí hóa học tại IraqOPCW khẳng định IS sử dụng khí mù tạt ở Iraq

Tổng giám đốc Tổ chức cấm vũ khí hóa học (OPCW) Ahmet Uzumcu. Ảnh: AFP

Nhiều bằng chứng

Người đứng đầu Tổ chức cấm vũ khí hóa học (OPCW), ông Ahmet Uzumcu nói rằng, các đội tìm hiểu thực tế đã tìm thấy nhiều bằng chứng về việc sử dụng khí mù tạt trong các cuộc tấn công ở Syria và Iraq.

"Bên cạnh đó, những nghi ngờ rằng IS có thể đang tự sản xuất vũ khí hóa học là một điều cực kỳ đáng lo ngại. Điều đó chứng tỏ chúng có công nghệ, phương pháp sản xuất và còn có thể tiếp cận các tài liệu được sử dụng để sản xuất vũ khí hóa học", ông Uzumcu cho biết bên lề một hội nghị kéo dài 3 ngày tại trụ sở của OPCW ở The Hague, Hà Lan.

Trong một động thái liên quan, Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) John Brennan hồi tháng 2 nói với CBS News rằng, các tay súng IS có khả năng chế tạo một lượng nhỏ khí clo và khí mù tạc.

Ông Uzumcu không chỉ ra bất kỳ cuộc tấn công cụ thể nào, nhưng trong tháng trước IS đã thực hiện một cuộc tấn công bằng khí hóa học để chống lại Quân đội Syria tại một căn cứ không quân do chính phủ nước này kiểm soát ở bên ngoài thành phố Deir Ezzor bị chia cắt tại miền Đông, theo hãng tin nhà nước SANA. 

Trong đó, vụ tấn công mới nhất trong một loạt các vụ tấn công khí mù tạt bị nghi ngờ được tiến hành bởi các tay súng IS ở Syria và nước láng giềng Iraq.

Ngày 9/3, một cuộc tấn công của IS nghi ngờ có sử dụng khí hóa học ở thị trấn Taza của Iraq đã cướp đi mạng sống của 3 trẻ em và làm bị thương khoảng 1.500 người, với những chấn thương khác nhau từ bỏng đến phát ban và các vấn đề hô hấp.

Cho đến nay, các chất hóa học bị cáo buộc do IS sử dụng được cho là một trong những vũ khí hiệu quả nhất của chúng, gây tác động lớn đến tâm lý đối của thường dân. Tổng cộng có 25.000 người đã rời bỏ nhà cửa của mình ở trong và xung quanh Taza hồi tháng trước do lo sợ những cuộc tấn công khác.

Kêu gọi hành động

Ông Uzumcu cũng kêu gọi các quốc gia khác cảnh giác để chống lại bất kỳ cuộc tấn công hóa học nào bên ngoài Syria và Iraq.

"Cộng đồng quốc tế cần phải rất thận trọng trước các mối đe dọa như vậy và hợp tác hơn nữa để ngăn chặn các cuộc tấn công này xảy ra ở những nơi khác", Tổng giám đốc OPCW nhấn mạnh.

Hồi tháng trước, Nga đã thúc đẩy các biện pháp tại Liên Hiệp Quốc (LHQ) để giám sát các nhóm cực đoan chiến đấu ở Syria, đồng thời cảnh báo về một "mối đe dọa rõ ràng và hiện tại" rằng chúng có thể thực hiện các vụ tấn công bằng vũ khí hóa học, có khả năng ở châu Âu.

Được biết, Nga và Trung Quốc đã trình bày một dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ kêu gọi tất cả các quốc gia, nhất là những nước láng giềng Syria như Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq báo cáo mọi động thái của các nhóm vũ trang, cũng như hoạt động sản xuất vũ khí hóa học của chúng.

Thanh Ngân (Lược dịch từ AFP & Dailymail)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lần đầu tiên sau 8 năm, Australia hạ mức độ đe dọa từ khủng bố

Hôm nay (28/11), Australia đã lần đầu tiên sau 8 năm hạ mức độ đe dọa khủng bố từ “có thể xảy ra” xuống mức “có thể” (tương đương từ mức cao xuống mức trung bình), với lý do nguy cơ bị những kẻ cực đoan tấn công đã giảm xuống, tin từ Reuters cho biết.

Lần đầu tiên sau 8 năm, Australia hạ mức độ đe dọa từ khủng bố

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top