ClockChủ Nhật, 14/01/2018 19:02

Phương án phát triển cho chương trình nghị sự đô thị mới thành công

TTH - Trong bối cảnh thế giới đang ngày càng hiện đại, vấn đề đô thị hóa là một trong những mối quan tâm chính của các tổ chức quốc tế cũng như cộng đồng dân cư toàn cầu. Dự đoán đến năm 2030, 80% dân số thế giới sẽ tập trung sinh sống ở khu vực thành thị để theo đuổi giấc mơ tìm một công việc tốt, ổn định cũng như hưởng các dịch vụ giáo dục, y tế chất lượng.

Dự đoán đến năm 2030, 80% dân số thế giới sẽ tập trung sinh sống ở khu vực thành thị. Ảnh: World Bank

Tuy nhiên, dự báo về tương lai này hiện vẫn đang đối mặt với vô số các thử thách, nhất là do biến đổi khí hậu, khói bụi, ô nhiễm, bão, lũ... Do đó, các cấp lãnh đạo cần nhanh chóng lập kế hoạch và triển khai các biện pháp đảm bảo chất lượng sống của người dân.

Trong vòng 40 năm kể từ khi diễn ra hội nghị đầu tiên của Liên Hợp Quốc (LHQ) về định cư con người và phát triển đô thị bền vững (Habitat I) vào năm 1976, chính phủ các nước phát triển, đang phát triển đã và đang từng bước chứng minh tiềm năng phát triển của con người, cùng lúc nêu bật tính đảm bảo cho một cuộc sống tiến bộ, bền vững. Nhằm thúc đẩy quá trình đạt được mục tiêu của “chương trình nghị sự đô thị mới”, kế hoạch phát triển của các nước tiên quyết phải bao gồm ba nội dung chính

1. Nhiều nguồn tài chính:

Một trong những cách gọi phổ biến khác là nguồn vốn dồi dào. Xét về thực tế, chi phí đáp ứng cho nhu cầu nâng cấp cơ sở hạ tầng trong thập kỷ tới là vô cùng lớn. Giải pháp tốt nhất ở đây là phân chia, thu thập nguồn vốn từ nhiều quỹ hỗ trợ như: chính quyền, doanh nghiệp đa phương, khu vực, tổ chức tư nhân...

2. Xác định kế hoạch hoạt động để thương thảo tốt hơn với các nhà đầu tư

Điều quan trọng nhất để giành được những dự án hỗ trợ, đầu tư lên đến hàng tỷ USD là: sự thẳng thắn. Đương nhiên chính sách này không đề cập đến các khẩu hiểu hay chiến dịch truyền thông đắt tiền, mục đích chính là để giải thích, trình bày tiềm năng thành công của các dự án đô thị quan trọng một cách rõ ràng nhất, từ đó thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư và thôi thúc họ chấp nhận hỗ trợ tài chính.  Sự rõ ràng cần được thể hiện chính xác trong bản kế hoạch xây dựng như: diện tích xây dựng là bao nhiêu, tổng số phòng ở dự kiến, phương án tiếp cận với dịch vụ xử lý nước thải..

3. Xây dựng đô thị hóa phát triển một cách tiệm tiến

Không có gì là đơn giản vì các đề án xây dựng, nâng cấp hàng loạt các công trình để tạo ra những thành phố bền vững, an toàn luôn liên quan đến nhiều lĩnh vực.

Nhìn chung, tầm nhìn là chìa khóa để chuyển đổi đến thành công. Lãnh đạo cần là người tiên phong nhìn ra tương lai, quy mô phát triển của đất nước theo thời gian, thay vì chỉ dừng lại tại các khu vực lớn. Tuy nhiên, công tác thực hiện cũng cần phải nhất quán với thực tế của mỗi quốc gia, đơn cử là dựa trên tổng số dân, chỉ số GDP bình quân đầu người... Do đó, lãnh đạo hiệu quả là điều cần thiết vì tạo ra những thành phố an toàn, phát triển cũng được xem là một nghệ thuật.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ World Bank)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Hạt nhân” của miền Trung

Nghị quyết 26, ngày 3/11/2022 của Bộ Chính trị định hướng cho Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung đột phá phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, Thừa Thiên Huế - thành phố văn hóa di sản nằm giữa khu vực miền Trung với những tiềm năng, lợi thế riêng có đang đứng trước nhiều cơ hội để thúc đẩy kinh tế toàn vùng.

“Hạt nhân” của miền Trung
Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững
Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

TIN MỚI

Return to top