ClockThứ Tư, 07/02/2018 14:19

Saudi Arabia: Gắn kết tương lai với năng lượng mặt trời

TTH.VN - Cuộc sống ở Saudi Arabia từ lâu đã được xác lập bởi nguồn dầu chảy ra từ vương quốc này. Trải qua nhiều thập kỷ, sự giàu có mà nó được bơm ra từ các mỏ dầu không chỉ dành cho những tòa tháp lấp lánh mà còn cho một khu vực của chính phủ, nơi làm việc của một bộ phận không nhỏ người Ả rập.

Khai trương bảo tàng lịch sử hiện đại ở Saudi ArabiaSản lượng xuất khẩu ngũ cốc từ Nga sang Saudi Arabia tăng 22%Saudi Arabia trở thành nước đầu tiên trao quyền công dân cho robotSaudi Arabia sẽ đầu tư vào hơn 25 dự án của Nga

Nhà máy năng lượng mặt trời lớn nhất hiện nay tại Ả-rập Xê-út lớn bằng một bãi đỗ xe. Ảnh: NYTIMES

Giờ đây, Ả-rập Xê-út đang cố gắng kết nối tương lai của mình với một nguồn tài nguyên thiên nhiên khác mà nó có rất nhiều: ánh sáng mặt trời.

Quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới, dưới thời đại của Hoàng tử Mohammed bin Salman, đang bắt tay thực hiện một kế hoạch tham vọng nhằm đa dạng hoá nền kinh tế và phục hồi tăng trưởng, trong đó có đầu tư vào năng lượng tái tạo.

Chính phủ Saudi Arabia không chỉ muốn thay đổi cấu trúc ngành năng lượng trong nước mà còn muốn nổi lên như một thế lực toàn cầu về năng lượng sạch.

Đạt được mục tiêu đó là một thách thức lớn. Nhưng chiến lược đó cuối cùng đã đạt được những bước tiến từ những giai đoạn khởi đầu.

Hôm thứ Hai, Riyadh (Saudi Arabia) đã tiếp cận ACWA Power, một công ty năng lượng của Saudi Arabia nhằm xây dựng một trang trại năng lượng mặt trời với năng suất đủ cấp điện cho 200.000 hộ gia đình.

Theo ông Turki al-Shehri, người đứng đầu chương trình năng lượng tái tạo của vương quốc, dự án sẽ tiêu tốn 300 triệu đô la Mỹ và tạo ra hàng trăm việc làm.

Vào cuối năm nay, Saudi Arabia nhắm vào việc đầu tư 7 tỷ đô la Mỹ để phát triển 7 nhà máy năng lượng mặt trời mới và một nhà máy điện gió lớn.

Nước này hy vọng rằng các nguồn năng lượng tái tạo, hiện chỉ chiếm một phần nhỏ lượng năng lượng sử dụng tại đây, sẽ có thể cung cấp tới 10% sản lượng điện vào cuối năm 2023.

Vị trí địa lý và khí hậu Saudi Arabiamang lại nhiều triển vọng cho việc phát triển các nhà máy năng lượng mặt trời và gió.

Một động lực lớn thúc đẩy quốc gia này đầu tư vào năng lượng tái tạo là lợi ích khác mà nó sẽ đem lại, bao gồm việc giúp họ bán được nhiều dầu hơn.

Thế Vĩnh (Lược dịch từ Straits Times)

 

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Việc làm trong lĩnh vực năng lượng tái tạo tăng cao kỷ lục

Một báo cáo chung về năng lượng tái tạo và việc làm năm 2024 vừa được Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA) và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) công bố cho thấy, số lượng việc làm trong lĩnh vực năng lượng tái tạo đã chứng kiến mức tăng lớn nhất từ trước đến nay trong năm 2023, tăng lên 16,2 triệu việc làm từ mức 13,7 triệu của năm 2022. Mức tăng 18% này phản ánh sự tăng trưởng mạnh mẽ của lĩnh vực năng lượng tái tạo, bao gồm cả sự gia tăng về công suất phát điện và các hoạt động sản xuất thiết bị.

Việc làm trong lĩnh vực năng lượng tái tạo tăng cao kỷ lục
“Mở cửa” cho năng lượng tái tạo phát triển

Ngày 3/7/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 80/2024/NĐ-CP về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo (NLTT) với khách hàng sử dụng điện lớn (Nghị định 80). Nghị định này sẽ tháo gỡ điểm “nghẽn” lớn trong việc đầu tư, sử dụng điện mặt trời (ĐMT), điện gió, điện sinh khối…; đồng thời, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp (DN) trong và ngoài nước đầu tư vào sản xuất để sử dụng, bán NLTT. Ngoài ra, đáp ứng các yêu cầu về sản xuất xanh, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu.

“Mở cửa” cho năng lượng tái tạo phát triển
Đối thoại Chuyển đổi Năng lượng Berlin lần thứ 10:
Thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng tái tạo

Các quan chức đến từ hơn 70 quốc gia đang nhóm họp tại Đối thoại Chuyển đổi Năng lượng Berlin lần thứ 10, được tổ chức tại thủ đô Berlin của Đức từ ngày 19 - 20/3, để thảo luận về cách thức hiện thực hóa các mục tiêu của Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP28).

Thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng tái tạo

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top