ClockThứ Ba, 18/12/2018 06:41

Thái Lan trở thành nước đầu tiên ở châu Á áp dụng bao bì thuốc lá đơn giản

TTH.VN - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm qua (17/12) bày tỏ sự khen ngợi đối với các biện pháp kiểm soát thuốc lá mạnh mẽ hơn đang được Thái Lan áp dụng, đưa nước này trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Á và là nước thu nhập thấp và trung bình đầu tiên áp dụng bao bì đơn giản cho các sản phẩm thuốc lá.

Ảnh minh họa hỗ trợ ngăn trẻ em hút thuốc tốt hơnGiảm thiểu tác hại của thuốc lá là góp phần ngăn chặn vấn nạn hút thuốc ở châu ÁSingapore chuẩn hoá bao bì các sản phẩm thuốc láChile cấm hút thuốc ở khu vực công cộng

Bao bì các sản phẩm thuốc lá ở Thái Lan sẽ được chuẩn hoá từ tháng 9/2019. Ảnh: The Nation

Tiến sĩ Poonam Khetrapal Singh, Giám đốc WHO khu vực Đông Nam Á, cho biết, những bước đi táo bạo của nước này đối với thuốc lá - nguyên nhân quan trọng nhất gây tử vong có thể phòng ngừa được trên toàn thế giới - rất đáng khen ngợi.

Thông báo mang tính pháp lý mới về việc đóng gói trong bao bì đơn giản là nỗ lực mới nhất của chính phủ Thái Lan và bổ sung vào Đạo luật kiểm soát thuốc lá 2017. Theo đó, quy định 20 tuổi là độ tuổi tối thiểu để mua thuốc lá; cấm bán lẻ thuốc lá và cấm các hình thức quảng cáo, khuyến mại và tài trợ từ thuốc lá.

Bao bì đơn giản của các sản phẩm thuốc lá sẽ hạn chế hoặc cấm sử dụng logo, màu sắc, hình ảnh thương hiệu hoặc thông tin quảng cáo trên bao bì ngoài tên thương hiệu và tên sản phẩm được hiển thị theo màu sắc và phông chữ tiêu chuẩn. Bao bì đơn giản là một chính sách dựa trên các bằng chứng đang được ủng hộ bởi Công ước Khung về Kiểm soát Thuốc lá của WHO (FCTC), một hiệp ước pháp lý nhằm bảo vệ thế hệ hiện tại và tương lai chống lại các tác động nghiêm trọng, có thể tàn phá sức khỏe và kinh tế xã hội từ việc sử dụng thuốc lá.

Theo luật mới của Thái Lan, đến tháng 9/2019, tất cả các sản phẩm thuốc lá sẽ có bao bì đơn giản. Thái Lan trước đó đã áp dụng việc in cảnh báo đồ hoạ về sức khỏe bao phủ 85% bao bì sản phẩm thuốc lá. Việc giới thiệu bao bì đơn giản được kỳ vọng sẽ thúc đẩy hơn nữa các nỗ lực kiểm soát thuốc lá của đất nước này nhằm vào người dùng hiện tại và người dùng mới.

Tác hại đến sức khoẻ và kinh tế xã hội

Tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở Thái Lan rất cao với 11 triệu người hút thuốc. Ước tính cứ 5 người trưởng thành thì có 1 người hút thuốc. Gần 50% nam giới trong độ tuổi 35-54 tuổi hút thuốc. Đáng lo ngại là tỷ lệ sử dụng thuốc lá liên tục ở mức cao ở những người trẻ tuổi, cứ 6 thanh thiếu niên Thái Lan trong độ tuổi 13-17 thì có 1 người sử dụng thuốc lá.

Trên toàn cầu, thuốc lá giết chết hơn 7 triệu người mỗi năm - chiếm tới một nửa số người dùng. Hút thuốc lá là một yếu tố nguy cơ hàng đầu đối với các bệnh không truyền nhiễm chính như đau tim, đột quỵ, ung thư, bệnh hô hấp mãn tính và tiểu đường. Các bệnh không truyền nhiễm chiếm hơn 70% tổng số ca tử vong ở Thái Lan.

Thuốc lá không chỉ là vấn đề sức khỏe mà còn là vấn đề kinh tế xã hội. Những người sử dụng thuốc lá chết sớm sẽ làm mất thu nhập của gia đình họ, làm tăng chi phí chăm sóc sức khỏe và cản trở sự phát triển kinh tế. Những căn bệnh do sử dụng thuốc lá làm căng thẳng hệ thống y tế và làm cạn kiệt ngân sách của Chính phủ về chăm sóc sức khỏe toàn cầu. Tại Thái Lan, thiệt hại kinh tế từ thuốc lá trong năm 2009 ước tính là 75 tỷ Baht Thái, tương đương 0,78% GDP.

Giải quyết vấn nạn hút thuốc lá là rất quan trọng để đẩy lùi các ca bệnh ngày càng tăng của các bệnh không lây nhiễm, một chương trình được ưu tiên hàng đầu ở khu vực Đông Nam Á của WHO.

Các quốc gia thành viên trong khu vực Đông Nam Á được đánh lá luôn đi đầu trong cuộc chiến chống thuốc lá với 4 trong số đó được liệt kê nằm trong số 5 quốc gia hàng đầu trên toàn cầu có diện tích in cảnh báo đồ họa lớn nhất trên các gói sản phẩm thuốc lá.

Giám đốc khu vực cho biết, WHO vẫn cam kết hỗ trợ Thái Lan và các quốc gia thành viên khác để bảo vệ thế hệ hiện tại và tương lai khỏi tác động chết người của thuốc lá.

Tố Quyên (Lược dịch từ WHO)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thuốc lá nung nóng ít tác hại hơn thuốc lá điếu?

Gần đây, các sản phẩm thuốc lá nung nóng (TLNN) đã xuất hiện và nhanh chóng thu hút sự chú ý, đặc biệt là ở giới trẻ, với hứa hẹn giảm thiểu tác hại hơn thuốc lá điếu truyền thống. Sự thật như thế nào?

Thuốc lá nung nóng ít tác hại hơn thuốc lá điếu
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
WHO triển khai chiến lược toàn cầu ứng phó với bệnh sốt xuất huyết

Tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết tổ chức này vừa khởi động Kế hoạch chiến lược toàn cầu nhằm chuẩn bị, sẵn sàng và ứng phó với bệnh sốt xuất huyết và các bệnh truyền nhiễm khác gây ra bởi arbovirus (virus lây truyền từ động vật chân đốt, ví dụ như muỗi Aedes).

WHO triển khai chiến lược toàn cầu ứng phó với bệnh sốt xuất huyết

TIN MỚI

Return to top