ClockThứ Ba, 26/03/2019 14:30

Thời trang là ngành công nghiệp gây ô nhiễm thứ 2 trên thế giới

TTH.VN - Khi chúng ta nói về các ngành công nghiệp có ảnh hưởng gây hại đến môi trường, thì đó có thể là ngành sản xuất, năng lượng, giao thông vận tải và thậm chí là sản xuất thực phẩm. Tuy nhiên, ngành công nghiệp thời trang vừa được Hội nghị Liên Hiệp quốc (LHQ) về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) coi là ngành gây ô nhiễm thứ 2 trên thế giới.

LHQ: Ô nhiễm không khí cướp đi 7 triệu sinh mạng mỗi nămTử vong do ô nhiễm không khí gấp đôi các ước tínhÔ nhiễm ở các thành phố lớn gây ảnh hưởng tiêu cực đến thực vật

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Pixabay

Phải mất khoảng 7.500 lít nước để làm ra một chiếc quần jean, tương đương với lượng nước mà một người bình thường uống trong khoảng thời gian 7 năm. Đó chỉ là một trong nhiều sự thật đáng kinh ngạc nổi lên từ một nghiên cứu môi trường gần đây, cho thấy chi phí để chạy theo thời trang không chỉ là giá cả.

Theo UNCTAD, khoảng 93 tỷ mét khối nước, đủ để đáp ứng nhu cầu của 5 triệu người, được ngành công nghiệp thời trang sử dụng hàng năm, và khoảng 1/2 triệu tấn vi sợi, tương đương với 3 triệu thùng dầu, hiện đang bị đổ xuống biển mỗi năm.

Đối với khí thải carbon, ngành công nghiệp này chịu trách nhiệm nhiều hơn tất cả các chuyến bay quốc tế và vận chuyển hàng hải cộng lại.

Đổi mới vì sự bền vững

Các nhà sản xuất và người tiêu dùng thời trang đang ngày càng nhận thức rằng, ngành công nghiệp này cần phải thay đổi. Một số công ty, bao gồm các nhà bán lẻ khối lượng lớn đang tích hợp các nguyên tắc bền vững vào chiến lược kinh doanh của họ.

Chẳng hạn như, chuỗi quần áo toàn cầu H&M có chương trình thu gom hàng may mặc; nhà sản xuất quần jean Guess tham gia vào chương trình tái chế quần áo; trong khi đó, công ty quần áo ngoài trời Patagonia sản xuất áo khoác sử dụng sợi polyester từ chai tái chế.

Bên cạnh đó, các công ty nhỏ hơn cũng đang hỗ trợ việc thay đổi cảnh quan môi trường của ngành thời trang và xây dựng tính bền vững trong toàn bộ mô hình kinh doanh của họ.

Vai trò của LHQ trong việc “làm sạch” ngành công nghiệp thời trang

Nhằm ngăn chặn những hành động gây hại cho môi trường và xã hội của ngành công nghiệp thời trang, đồng thời khai thác sàn diễn thời trang như một động lực để cải thiện hệ sinh thái của thế giới, 10 tổ chức khác nhau của LHQ đã thành lập Liên minh LHQ về Thời trang bền vững.

Liên minh này vừa được ra mắt trong Hội nghị Môi trường LHQ năm 2019, diễn ra ở thủ đô Nairobi của Kenya vào đầu tháng 3 này.

Giải thích sự cấp bách đằng sau việc hình thành liên minh nói trên, bà Elisa Tonda, người đứng đầu Đơn vị Sản xuất và Tiêu thụ tại Chương trình Môi trường LHQ (UNEP) cho hay: "Hoạt động sản xuất quần áo và giày dép toàn cầu tạo ra 8% khí thải nhà kính của thế giới, với việc sản xuất tập trung ở khu vực châu Á, ngành công nghiệp này chủ yếu dựa vào than đá cứng và khí tự nhiên để tạo ra điện và nhiệt. Nếu chúng ta tiếp tục bằng cách tiếp cận kinh doanh như thông thường, lượng khí thải nhà kính từ ngành công nghiệp thời trang được dự kiến ​​sẽ tăng gần 50% đến năm 2030".

Lê Thảo (Lược dịch từ UN News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

LHQ kêu gọi “sự thay đổi mạnh mẽ” để chuyển đổi giáo dục trên toàn thế giới

Tham gia Sự kiện đặc biệt về Giáo dục chuyển đổi - một phần của Diễn đàn chính trị cấp cao (HLPF) đang diễn ra và hướng tới Hội nghị thượng đỉnh Tương lai sắp tới vào tháng 9/2024, Tổng thư ký LHQ António Guterres nhấn mạnh giữa cuộc khủng hoảng toàn cầu về giáo dục hiện nay, cần một “sự thay đổi mạnh mẽ” để hình thành một thế giới hòa bình, bền vững và công bằng hơn.

LHQ kêu gọi “sự thay đổi mạnh mẽ” để chuyển đổi giáo dục trên toàn thế giới
Viện trợ cho các mục tiêu về giới tăng gấp đôi trong thập kỷ qua

Theo dữ liệu mới nhất hiện có, Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) hàng năm liên quan đến các mục tiêu về giới dành cho các nước đang phát triển đã tăng gấp đôi trong thập kỷ qua, từ 26 tỷ USD lên gần 52 tỷ USD vào năm 2022, tăng 1% so với năm trước đó.

Viện trợ cho các mục tiêu về giới tăng gấp đôi trong thập kỷ qua
Thế giới đang đi chệch hướng trong các mục tiêu về môi trường, sức khỏe và nạn đói

Trong Báo cáo Phát triển Bền vững năm 2024, Liên hợp quốc cho biết, thế giới đang đi chệch hướng trong hầu hết các mục tiêu phát triển bền vững đã được thống nhất trong năm 2015, chẳng hạn như giải quyết tình trạng đói nghèo, bảo vệ môi trường...Theo báo cáo, nguyên nhân dẫn tới sự tụt hậu này được cho là do sự thiếu hụt nguồn tài trợ, căng thẳng địa chính trị và tác động nặng nề từ đại dịch COVID-19.

Thế giới đang đi chệch hướng trong các mục tiêu về môi trường, sức khỏe và nạn đói

TIN MỚI

Return to top