ClockThứ Ba, 05/03/2019 06:37

LHQ: Ô nhiễm không khí cướp đi 7 triệu sinh mạng mỗi năm

TTH.VN - Trong bối cảnh đáng lo ngại rằng 6 tỷ người trên thế giới hiện nay thường xuyên hít phải không khí bị ô nhiễm đến mức khiến cuộc sống, sức khỏe và hạnh phúc của họ bị đe doạ thì việc chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo có thể cứu sống tới 150 triệu người vào cuối thế kỷ này, một chuyên gia độc lập do Liên Hiệp quốc chỉ định cho biết hôm qua (4/3).

Vấn nạn ô nhiễm khi đô thị hóa lan rộng ở châu ÁThái Lan: Đóng cửa hơn 400 trường học ở Bangkok do ô nhiễm không khí nghiêm trọngCác quốc gia châu Á đẩy mạnh chống ô nhiễm không khí độc hạiBangkok đối mặt với cuộc chiến chống khói bụi độc hạiẤn Độ phát động chiến dịch cải thiện không khí tại hơn 100 thành phốẤn Độ: 1,24 triệu người tử vong do không khí ô nhiễm trong năm 2017

Ô nhiễm không khí nghiêm trọng ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: AP

Phát biểu tại Hội đồng Nhân quyền ở Geneva, ông David Boyd, Báo cáo viên đặc biệt về nhân quyền và môi trường, nhấn mạnh rằng ô nhiễm không khí là một kẻ giết người thầm lặng, và đôi khi vô hình, có thể ảnh hưởng đến phụ nữ và trẻ em gái nhiều hơn nam giới, vi phạm đến quyền được có một môi trường sống lành mạnh vốn đã được 155 quốc gia công nhận về mặt pháp lý.

Theo Tiến sĩ Boyd, các chất gây ô nhiễm không khí có ở khắp mọi nơi, chủ yếu là do đốt nhiên liệu hóa thạch để tạo ra điện, dùngvtrong vận chuyển và sưởi ấm, cũng như từ các hoạt động công nghiệp, quản lý chất thải kém và nông nghiệp.

Ô nhiễm không khí tồn tại cả ở trong và ngoài nhà, và là nguyên nhân gây ra cái chết sớm của 7 triệu người mỗi năm, bao gồm 600.000 trẻ em, số liệu chỉ rõ. Mỗi giờ có 800 người đang chết, sau nhiều năm vật lộn với đau đớn vì ung thư, các bệnh hô hấp hoặc bệnh tim do hít thở không khí ô nhiễm, ông Boyd nói, trong khi những cái chết này có thể phòng ngừa được.

Nhiều chính sách đúng đắn

Một số quốc gia, như Indonesia, đã bắt đầu giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí trong nhà liên quan đến nấu ăn bằng cách giúp hàng triệu gia đình nghèo chuyển sang công nghệ nấu ăn sạch hơn.

Ở Ấn Độ, một chương trình do Chính phủ tài trợ cung cấp cho phụ nữ tiền để mua bếp gas tự nhiên, mục tiêu là trang bị 95% cho tất cả các hộ gia đình mục tiêu vào năm 2022.

Theo Báo cáo viên đặc biệt Boyd, số hộ gia đình sử dụng nhiên liệu rắn để nấu ăn và sưởi ấm cũng đang giảm ở châu Mỹ Latinh, và ở một phần của châu Á, châu Âu cũng như phía Đông Địa Trung Hải.

Ở Mỹ và Trung Quốc, luật pháp và các chính sách nghiêm ngặt thúc đẩy không khí sạch hơn cũng đã cải thiện chất lượng không khí. Ở California, chức năng phổi của trẻ em đã được cải thiện, trong khi ở Thâm Quyến, mức độ hạt vật chất trong không khí đã giảm 33% trong 5 năm qua, ông cho biết.

Trong một diễn biến liên quan, Chương trình Môi trường của Liên Hiệp quốc (UNEP) đã hoan nghênh các bước đi được tăng tốc của thế giới để chống ô nhiễm trên đất liền và trên biển, đồng thời làm giảm lượng khí thải.

Cơ quan này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của cam kết Ấn Độ năm ngoái nhằm loại bỏ nhựa sử dụng một lần vào năm 2022. Động thái này có liên quan đến hành động gây ô nhiễm nhựa, một trong những chủ đề của Ngày Môi trường Thế giới 2018, UNEP cho biết trong Báo cáo thường niên.

Đến nay, 127 quốc gia đã áp dụng luật pháp để điều chỉnh việc sử dụng túi nhựa, 27 nước đánh thuế cao với nhà sản xuất nhựa và 8 quốc gia đã cấm vi hạt nhựa (microbeads) - thường thấy trong mỹ phẩm.

Tố Quyên (Lược dịch từ Devdiscourse & Kr-asia)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lượng khí thải carbon từ cháy rừng toàn cầu tăng 60% trong 20 năm

Tờ Bloomberg ngày hôm nay (18/10) có bài viết cho hay, lượng khí thải carbon dioxide (CO2) từ các vụ cháy rừng đã tăng 60% trên toàn cầu kể từ năm 2001, trong bối cảnh ngày càng có nhiều đám cháy lớn hơn bùng phát ở những khu vực nóng lên nhanh chóng bên ngoài vùng nhiệt đới.

Lượng khí thải carbon từ cháy rừng toàn cầu tăng 60 trong 20 năm
Du lịch quá mức đang tàn phá thiên đường Bali

Khi các dòng khách đang giảm mong muốn du lịch vì chi phí quá đắt đỏ, tại một số địa điểm, tình trạng này vẫn tồn tại gây nhiều ảnh hưởng đến môi trường và đời sống của người dân địa phương.

Du lịch quá mức đang tàn phá thiên đường Bali
LHQ kêu gọi “sự thay đổi mạnh mẽ” để chuyển đổi giáo dục trên toàn thế giới

Tham gia Sự kiện đặc biệt về Giáo dục chuyển đổi - một phần của Diễn đàn chính trị cấp cao (HLPF) đang diễn ra và hướng tới Hội nghị thượng đỉnh Tương lai sắp tới vào tháng 9/2024, Tổng thư ký LHQ António Guterres nhấn mạnh giữa cuộc khủng hoảng toàn cầu về giáo dục hiện nay, cần một “sự thay đổi mạnh mẽ” để hình thành một thế giới hòa bình, bền vững và công bằng hơn.

LHQ kêu gọi “sự thay đổi mạnh mẽ” để chuyển đổi giáo dục trên toàn thế giới

TIN MỚI

Return to top