ClockThứ Bảy, 25/08/2018 10:40

Thủ tướng mới của Australia tuyên thệ nhậm chức

Cuộc khủng hoảng lãnh đạo tại Australia đã kết thúc sau khi đảng Tự do cầm quyền bầu ông Scott Morrision làm Chủ tịch, đồng thời sẽ là Thủ tướng mới.

Chính trường Australia chao đảoChính quyền Australia siết chặt vấn đề bảo lãnh nhập cư

Ngày 24/8, cuộc khủng hoảng lãnh đạo tại Australia đã kết thúc khi Bộ trưởng Ngân khố Scott Morrision được bầu làm Chủ tịch đảng Tự do cầm quyền và trở thành Thủ tướng mới của Australia. Ngay trong tối 24/8 (theo giờ địa phương), ông Scott Morrision đã tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng thứ 30 của Australia.

Tân Thủ tướng Australia Scott Morrision tuyên thệ nhậm chức. Ảnh: Skynews

Sau đúng 1 tuần làm việc, cuộc khủng hoảng lãnh đạo tại Australia cũng đã kết thúc sau khi ông Scott Morrision vượt lên trên cựu Bộ trưởng Nội vụ Peter Dutton, người châm ngòi cuộc khủng hoảng lãnh đạo vừa qua, để trở thành Chủ tịch đảng Tự do với tỷ lệ phiếu bầu là 45/40.

Chiến thắng này cũng mở đường cho ông Scott Morrision trở thành Thủ tướng thứ 30 của Australia. Vài giờ sau khi giành chiến thắng, ông Scott Morrision đã chia sẻ về những trọng tâm mà mình sẽ thực hiện trên cương vị mới.

“Công việc của chúng tôi bây giờ là sẽ trở thành thế hệ lãnh đạo mới của đảng Tự do. Chúng tôi không chỉ sẽ đảm bảo rằng sẽ hàn gắn nội bộ đảng, mà chúng tôi còn làm cho Hạ viện hoạt động hiệu quả hơn nhằm cải thiện mọi mặt trong cuộc sống của người dân Australia.

Trong đó, nhiệm vụ trước mắt bên cạnh việc đảm bảo phát triển kinh tế và an ninh quốc gia, là tập trung vào hỗ trợ người nông dân đang phải đối mặt với đợt hạn hán kỷ lục. Đây là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu mà chúng ta đang phải đối mặt”, tân Thủ tướng Australia nhấn mạnh.

Mặc dù bão táp chính trị đã tạm lắng xuống song cuộc khủng hoảng lần này một lần nữa bộc lộ tồn tại trong nền chính trị Australia. Đó là khi các nghị sỹ được trao quyền quá nhiều thì một nhóm nhỏ cũng có thể tạo ra cuộc khủng hoảng lãnh đạo để từ đó tác động đến sự tồn tại của cả một Chính phủ. Trường hợp vừa diễn ra không phải là đầu tiên tại Australia. Trước đó, cựu Thủ tướng Kevin Rudd và cựu Thủ tướng Julia Gillard cũng đã phải từ chức trong bối cảnh tương tự.

Vì vậy, sự việc xảy ra lần này không chỉ làm người dân mà ngay cả các nhà chính trị tại Australia hết sức phẫn nộ. Và đến lúc này thì nhiều người dân Australia vẫn chưa thể hiểu được tại sao cuộc khủng hoảng chính trị vừa qua có thể xảy ra.

"Thật buồn khi phải nói rằng, nền chính trị hiện đại đã bị tan vỡ và nó cần phải được điều chỉnh lại. Tuy nhiên tôi cho rằng, chỉ cho đến khi mà chúng ta có sự thay đổi mang tính thế hệ trong chính trị thì mới có thể thoát ra được khỏi thực tế này. Còn ngày nay, khi mà cuộc tổng tuyển cử đang đến gần thì chúng ta vẫn phải vận hành theo cách này và tôi thấy rất buồn là mọi chuyện sẽ vẫn tiếp diễn như vậy”, nghị sỹ thuộc đảng Tự do Craig Laundy thẳng thắn thừa nhận.

Rõ ràng là niềm tin của cử tri Australia đã bị sụt giảm rất nhiều sau những diễn biến vừa qua, vì vậy, việc tân Thủ tướng Morrision cần làm ngay lúc này là nỗ lực đoàn kết nội bộ đảng Tự do và lấy lại sức mạnh và uy tín trước các cử tri Australia để chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử sắp tới.

Bên cạnh đó, đất nước Australia cũng đang có rất nhiều công việc phải giải quyết. Vì vậy có thể thấy, con đường trước mắt của tân Thủ tướng Morrision rất đáng tự hào xong cũng không ít chông gai./.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ ghi nhận ca nhiễm cúm gia cầm thứ hai ở người

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) ngày 22/5 cho biết trường hợp nhiễm cúm gia cầm thứ hai ở người đã được xác nhận tại Mỹ kể từ khi virus này được phát hiện lần đầu tiên ở bò sữa vào cuối tháng 3 vừa qua.

Mỹ ghi nhận ca nhiễm cúm gia cầm thứ hai ở người
Australia tăng hạn mức tiết kiệm tối thiểu để có visa đối với du học sinh

Như một phần trong nỗ lực kiềm chế dòng người di cư, chính quyền Australia hôm qua (8/5) tuyên bố sẽ tăng hạn mức tiết kiệm tối thiểu mà sinh viên quốc tế cần có để nhận được thị thực (visa) vào nước này, đồng thời cũng cảnh báo một số trường đại học về các hành vi gian lận trong việc tuyển dụng du học sinh.

Australia tăng hạn mức tiết kiệm tối thiểu để có visa đối với du học sinh
Return to top