ClockThứ Hai, 24/12/2018 15:02

Trí tuệ nhân tạo làm trầm trọng khoảng cách về giới

TTH.VN - Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) và tự động hóa đã và đang được xem là bước nhảy vọt trong sự tiến bộ của nhân loại. Tuy nhiên, xét về nhiều khía cạnh, Al và tự động hóa cũng để lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến một thước đo quan trọng khác của xã hội là khoảng cách chi trả về giới.

Nhật Bản hỗ trợ ASEAN đào tạo 80.000 chuyên gia công nghệTự động hoá: Chìa khoá cho tương lai của các sân bayMicrosoft sử dụng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ cho các vấn đề nhân đạoASEAN: Việc làm đứng trước thách thức từ trí tuệ nhân tạo

Ở một số ngành nghề, nữ giới chỉ chiếm 22% lực lượng lao động. Ảnh: CNBC

Nguyên nhân

Báo cáo mới nhất của Diễn đàn kinh tế thế giới chỉ ra rằng, sự phát triển của nhiều ngành nghề trong các ngành công nghiệp mới nổi như IT, kỹ sư gây nên những ảnh hưởng không cân xứng đối với phụ nữ. Hậu quả là tiến trình phát triển theo hướng này ngày càng làm trầm trọng hơn tình trạng bất bình đẳng trong chi trả giữa hai giới.

Khoảng cách chi trả về giới – vấn đề được biết đến là sự khác nhau giữa thu nhập trung bình của nam và nữ đã được thu hẹp khá nhiều trong những năm gần đây. Tuy nhiên, vẫn còn một chặng đường rất dài, ước tính chính xác vào khoảng 202 năm để đạt đến mức chi trả tương đương giữa lao động ở cả hai giới. Trong một số trường hợp, mức ước tính này thậm chí còn có thể kéo dài hơn nếu thế giới không hành động và đạt được tiến bộ trong công tác trao nhiều quyền hơn cho phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động.

Trả lời phỏng vấn, Giám đốc quản lý và cũng là người đứng đầu Chương trình nghị sự kinh tế - xã hội tại Diễn đàn kinh tế thế giới Saadia Zahidi cho hay, có hai nguyên nhân chính dẫn đến sự bất bình đẳng này. Đầu tiên, những vị trí, vai trò vốn được đảm nhận bởi nữ giới như dịch vụ hành chính, dịch vụ khách hàng đã và đang bị “tự động hóa” bởi công nghệ mới. Thứ hai, những vai trò đang phát triển mạnh như machine learning (máy học – ngành học cung cấp cho máy tính khả năng học hỏi mà không cần lập trình rõ ràng) và vai trò của dữ liệu lớn (big data) trong lĩnh vực công nghệ thông tin thường chú trọng ưu tiên thực hiện bởi nam giới, mà cụ thể là do năng lực của nữ thường ít nội trội hơn.

Sự mất cân bằng đáng chú ý nhất là trong ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo công nghệ cao. Tại đây, khoảng cách về giới thậm chí còn lớn gấp 3 lần so với những ngành nghề khác. Cụ thể, số lượng nữ giới làm việc trong ngành chỉ chiếm 22% lực lượng lao động.

Hướng giải quyết cho hậu quả tiêu cực

Theo nhận định của chuyên gia, không chỉ làm trầm trọng khoảng cách chi trả về giới, cản trở tiến trình hướng đến bình đẳng giới, vấn đề này còn ảnh hưởng trực tiếp đến công nghệ. Được biết, mục tiêu cuối cùng của trí tuệ nhân tạo là tạo nên máy móc suy nghĩ, hành động tương tự con người. Tuy nhiên, khi trí tuệ nhân tạo được thiết lập và điều khiển chủ yếu bởi nam giới, nguy cơ lớn của tình trạng mất cân bằng về giới trong công nghệ cũng có thể xảy ra.

Để giải quyết, một số ngành công nghiệp và tổ chức đang triển khai nhiều chính sách khuyến khích nữ giới tham gia nhiều hơn vào các công nghệ mới nổi. Trong đó đứng đầu là lĩnh vực giáo dục, chăm sóc sức khỏe và phi lợi nhuận – nơi tài năng của phụ nữ được thể hiện rõ rệt và hiệu quả hơn đàn ông.

Là một trong những yếu tố quan trọng, bản báo cáo của WEF cũng khẳng định rằng: “Sự đa dạng, bao gồm cả đa dạng về giới và đa dạng trong quan điểm của các nhà cải cách là rất cần thiết để đảm bảo cơ hội cải thiện kinh tế dựa trên sự hỗ trợ của AI sẽ không làm trầm trọng khoảng cách về giới”.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiên phong ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giảng dạy và quản lý giáo dục

Đó là chủ đề hội thảo sẽ diễn ra vào ngày 30/11 tại TP. Huế do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và Công ty TNHH Giáo dục FPT tổ chức nhằm cung cấp, chia sẻ kiến thức về ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong lĩnh vực giáo dục và thảo luận, phân tích những thách thức khi triển khai công nghệ AI trong quản lý và giảng dạy. Dự kiến có khoảng 450 - 500 người tham gia hội thảo này.

Tiên phong ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giảng dạy và quản lý giáo dục
Đông Á - Thái Bình Dương trước những thay đổi kinh tế mới:
Vai trò của công nghệ trong tăng trưởng và việc làm

Khu vực Đông Á - Thái Bình Dương (EAP) từ lâu được xem là ngọn hải đăng của tăng trưởng kinh tế khi liên tục vượt trội hơn nhiều khu vực khác trên thế giới.

Vai trò của công nghệ trong tăng trưởng và việc làm

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top