ClockThứ Hai, 21/01/2019 06:31

Trung Quốc & ASEAN trở thành thị trường hàng đầu của nông thuỷ sản Hàn Quốc

TTH.VN - Theo Bộ Đại dương và Ngư nghiệp Hàn Quốc, xuất khẩu các sản phẩm thủy sản của nước này đạt mức cao nhất mọi thời đại 2,386 tỷ USD trong năm 2018, vượt qua kỷ lục cũ là 2,383 tỷ USD hồi năm 2012.

Hàn Quốc: Xuất khẩu lần đầu tiên vượt 600 tỷ USD trong năm 2018Xuất khẩu của Hàn Quốc sang ASEAN đạt kỷ lục vào năm 2018ASEAN là nhà nhập khẩu nông sản Hàn Quốc lớn nhất trong nửa đầu năm 2018Hàn Quốc: Xuất khẩu của SME sang Việt Nam chạm ngưỡng 12,6 tỷ USDViệt Nam sẽ trở thành thị trường xuất khẩu số 2 của Hàn Quốc vào năm 2020

Các quan chức Hàn Quốc và Việt Nam cắt băng khánh thành một trung tâm mua sắm tại Hà Nội, tháng 9/2018. Ảnh: Korea Herald

Số liệu cho thấy, sản lượng xuất khẩu các sản phẩm biển sang thị trường Trung Quốc đạt 390 triệu USD trong năm ngoái, tăng 6,1%. Tại Trung Quốc, các sản phẩm đắt tiền đã trở nên phổ biến hơn với xuất khẩu bào ngư, hải sâm và cua lần lượt tăng 3.133,1%, 299,6% và 215% so với năm trước.

Trong khi đó với thị trường Đông Nam Á, xuất khẩu các sản phẩm thủy sản của Hàn Quốc sang Việt Nam đã tăng 29,4% đạt 130 triệu USD. Cụ thể, xuất khẩu cá ngừ đông lạnh sang quốc gia này tăng 220,7% từ 9,99 triệu USD năm 2017 lên 23,17 triệu USD  trong năm 2018.

Đồng thời, xuất khẩu nông sản của Hàn Quốc cũng tăng trưởng ổn định trong năm ngoái, với giá trị tăng thêm 100 triệu USD để đạt mức 6,93 tỷ USD, đại diện cho năm tăng trưởng thứ 3 liên tiếp.

Trước đây, thực phẩm đã chế biến mới là mặt hàng xuất khẩu dẫn đầu trong dòng các sản phẩm nông nghiệp nhưng trong năm ngoái, các sản phẩm tươi sống đã trở thành chủ lực, Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc cho biết, trong đó các mặt hàng xuất khẩu đáng chú ý là trái cây, rau và nhân sâm. Theo đó, xuất khẩu các sản phẩm tươi đã đạt kỷ lục 1,28 tỷ USD trong năm 2018, tăng 16,6% so với một năm trước đó.

Xuất khẩu nho sang Trung Quốc đạt 14,3 triệu USD, tăng 61,3% và xuất khẩu lê đến các điểm đến như Việt Nam và Mỹ tăng 21,3% để đạt tổng cộng 80 triệu USD. Ngoài ra, xuất khẩu cà chua, nhân sâm và dâu tây của Hàn Quốc tăng lần lượt 20,5%, 18,5% và 9,2%. Dâu tây rất phổ biến ở Malaysia và Việt Nam, trong khi nhu cầu về cà chua tăng lên ở Nhật Bản.

Một quan chức cho biết, trái cây được trồng ở Hàn Quốc là một mặt hàng quà tặng phổ biến ở Việt Nam. Sau khi ông Park Hang-seo, huấn luyện viên trưởng đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam, trở thành đại sứ danh dự cho các sản phẩm nông nghiệp của Hàn Quốc vào tháng 2/2018, đơn đặt hàng cho sản phẩm tteokbokki (bánh gạo xào) đã tăng lên 10 triệu USD, quan chức này nêu rõ.

Xuất khẩu gia cầm, từng sụt giảm 58,7% sau hậu quả của dịch cúm gia cầm năm 2017, đã tăng vọt 183,7% trong năm 2018 để đạt 47,6 triệu USD. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Hàn Quốc cho biết, việc xuất khẩu các sản phẩm gà sang thị trường Việt Nam đã hoạt động trở lại và tăng trưởng nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa chính phủ và khu vực tư nhân.

Theo Korea Herald, Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng xuất khẩu nông sản với 25,9% (1,79 tỷ USD), tiếp theo là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á với 18,9% (1,3 tỷ USD), Bắc Mỹ với 12,8% (889 triệu USD) và Trung Đông với 11,7% phần trăm (813 triệu đô la). Dự đoán, xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trưởng, khi Hàn Quốc sẽ được hưởng vị thế quốc gia được ưa chuộng nhất theo Hiệp định thương mại tự do song phương (FTA) bắt đầu từ tháng này.

FTA Hàn Quốc-Trung Quốc có hiệu lực vào năm 2015. Các FTA với 10 thành viên ASEAN cũng bắt đầu có hiệu lực từ những năm 2007 - 2010.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Korea Herald)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng
Hiểu Luật An ninh nguồn nước để nuôi trồng thuỷ sản

Đó là nội dung của hội thảo diễn ra ngày 29/10 tại TP. Huế do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển xã hội (CSRD) phối hợp tổ chức, thông qua dự án “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất định hướng phát triển thuỷ sản-mô hình nuôi cá lồng tại huyện A Lưới”. Đại diện lãnh đạo Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và Thích nghi Biến đổi khí hậu (CEWAREC) và CSRD dự, chỉ đạo hội thảo.

Hiểu Luật An ninh nguồn nước để nuôi trồng thuỷ sản
Mở rộng hợp tác văn hóa giữa Huế và Gyeongju

Sáng 22/10, UBND TP. Huế tổ chức lễ tiếp xã giao đoàn Ủy ban văn hóa TP. Gyeongju (Hàn Quốc) do ông Park Gwang-ho, Chủ tịch Ủy ban Văn hóa TP. Gyeongju làm trưởng đoàn. Chủ trì buổi tiếp có Phó Chủ tịch UBND TP. Huế Trương Đình Hạnh cùng đại diện các phòng, ban.

Mở rộng hợp tác văn hóa giữa Huế và Gyeongju
Return to top