ClockThứ Sáu, 06/01/2017 14:30

Trung Quốc đẩy mạnh giao thông công cộng để giảm lượng khí thải ô nhiễm

TTH.VN - Trung Quốc có kế hoạch cắt giảm nguồn chính gây ô nhiễm không khí là sulfur dioxide và sẽ đẩy mạnh giao thông công cộng tại các thành phố lớn, chính phủ cho biết vào cuối ngày hôm qua (5/1), trong bối cảnh miền bắc nước này đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng khói mù kéo dài.

Ô nhiễm không khí ở Trung Quốc gây biến đổi khí hậu ở Đông Á

Khói mù nghiêm trọng ở miền bắc Trung Quốc kéo dài gần 2 tuần nay. Ảnh: Reuters

Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sẽ cắt giảm lượng sulfur dioxide, một thành phần quan trọng gây ô nhiễm không khí được sản xuất bởi các nhà máy điện và công nghiệp, xuống 15% vào năm 2020, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc cho biết trong một báo cáo kế hoạch 5 năm.

Cùng với việc giảm khí thải công nghiệp, Trung Quốc sẽ tăng 30% lưu lượng giao thông công cộng trên tổng hệ thống giao thông ở các thành phố lớn vào năm 2020 và thúc đẩy dùng nhiên liệu sạch hơn, hiệu quả hơn, kế hoạch mới tiết lộ.

Trung Quốc đang trong năm thứ 3 của "cuộc chiến chống ô nhiễm" để giải quyết hậu quả của hơn 3 thập kỷ tăng trưởng kinh tế, phải vật lộn nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng không khí hoặc để ngăn chặn sự xuất hiện của các loại khói độc hại như hiện tại.

Một phát ngôn viên của Bộ Môi trường Trung Quốc hôm qua nói rằng, việc sử dụng tài nguyên quá mức là "nút thắt cổ chai kéo lùi sự phát triển kinh tế và xã hội của Trung Quốc", và tình hình hiện vẫn rất nghiêm trọng.

Khói mù đã bao trùm phần lớn miền bắc Trung Quốc suốt gần 2 tuần qua, do việc sử dụng than để sưởi ấm trong mùa đông cũng như do "điều kiện thời tiết không thuận lợi", mặc dù nồng độ tổng thể của các hạt nhỏ, không tốt trong không khí được gọi là PM2.5 đã giảm 6% trong năm 2016, theo số liệu của Bộ môi trường.

Báo cáo cho biết, lượng khí thải sẽ được kiểm soát thông qua các quy chuẩn khắt khe hơn trong các ngành công nghiệp nặng, điều chỉnh cơ cấu công nghiệp của Trung Quốc và mở rộng phạm vi các công ty cần thiết để hạn chế ô nhiễm môi trường. Khí thải từ xe cộ cũng sẽ bị cắt giảm thông qua các tiêu chuẩn nhiên liệu chặt chẽ hơn.

Kế hoạch mới "tiết kiệm năng lượng và cắt giảm khí thải" giai đoạn 2016-2020 cũng đưa ra cam kết đẩy mạnh tái chế và đóng cửa các công ty năng lượng không đáp ứng tiêu chuẩn hiệu quả. Chính phủ cũng tuyên bố sẽ sử dụng "cơ chế thị trường" để chống lãng phí và ô nhiễm.

Bảo Nghi (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thị trường xe điện ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng

Theo phân tích của Maybank Investment Bank Bhd, việc áp dụng xe điện (EV) ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng nhờ các quy định thuận lợi, các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc tung ra các mẫu xe mới với giá thấp hơn, đồng thời khu vực này cũng có các cơ sở sản xuất ô tô lớn và nhu cầu xe điện đáng kể.

Thị trường xe điện ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng
ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài

Trong Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 vừa được công bố hôm nay (10/4), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã giữ nguyên dự báo tăng trưởng năm 2024 đối với Việt Nam được đưa ra trước đó, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Cụ thể, ADB kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng lần lượt ở mức 6% và 6,2% vào năm 2024 và 2025.

ADB Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top