ClockThứ Ba, 24/07/2018 14:11

UNDP cảnh báo rủi ro đối với đà phát triển kinh tế toàn cầu

TTH.VN - Đại diện Liên Hiệp quốc, Tổng giám đốc UNDP Achim Steiner kêu gọi lãnh đạo các nước cần nhanh chóng đề ra chính sách giảm thiểu tối đa các rủi ro có thể ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và thịnh vượng lâu dài cho tất cả mọi người.

Gia tăng căng thẳng thương mại ảnh hưởng lớn đến ngành công nghiệp hàng khôngMối quan hệ ngày càng phát triểnGMS thịnh vượng - thách thức và cơ hội cho tương laiVai trò của công nghệ trong tăng trưởng xanh ở khu vực tiểu vùng sông Mekong mở rộngĐẩy mạnh hội nhập, đem lại hòa bình, thịnh vượng cho GMS

Chính quyền các nước cần nhanh chóng hành động để đảm bảo tốc độ tăng trưởng và mang lại thịnh vượng lâu dài cho đất nước và người dân. Ảnh: Devdiscourse

Phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra tại thủ đô Buenos Aires (Argentina), Tổng giám đốc Chương trình Phát triển Liên Hiệp quốc (UNDP) Achim Steiner thừa nhận nền kinh tế toàn cầu đã đạt được một số cải thiện nhất định, song cùng lúc các rủi ro ảnh hưởng đến đà phát triển trong tương lai cũng đang xuất hiện ngày một nhiều.

Đại diện Liên Hiệp quốc, Tổng giám đốc Achim Steiner kêu gọi lãnh đạo các nước cần nhanh chóng đề ra chính sách giảm thiểu tối đa các rủi ro có thể ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và thịnh vượng lâu dài cho tất cả mọi người. Trong trường hợp chuỗi kế hoạch đối phó diễn ra quá chậm, nhiều khả năng tất cả các quốc gia trên thế giới đều sẽ chịu ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng.

Lời cảnh báo không chỉ dành riêng cho các nước phát triển, mà còn nhấn mạnh đến sự bấp bênh của nhiều quốc gia mới nổi hoặc đang trên đà phát triển, nhất là khi rủi ro về nợ tăng lên nhanh chóng ở các nước này có thể là nguyên nhân gây nên những cú sốc tài chính tiềm ẩn khó có thể giải quyết trong thời gian ngắn.

“Xét về tổng thể, kế hoạch tài chính phải đóng vai trò quan trọng nhất nhằm tạo ra lợi ích cho các nền kinh tế thông qua sự ổn định và khả năng phục hồi cao hơn. Ngoài ra, đây cũng là yếu tố tiên quyết hỗ trợ bình ổn trong nhiều lĩnh vực khác như xã hội, bảo đảm chất lượng môi trường và giải quyết vấn đề bất bình đẳng.

Cũng theo vị tổng giám đốc này, các nước G20 cần đẩy mạnh vai trò của mình trong công tác tăng cường các phương pháp tiếp cận, hợp tác đa phương để cắt giảm các chính sách thuế nặng nề, giải quyết tình trạng cạnh tranh không công bằng ngay trong thời buổi kinh tế kỹ thuật số đang phát triển nhanh chóng. Thêm vào đó, việc thực hiện kịp thời chương trình nghị sự 2030 vì mục tiêu phát triển bền vững sẽ là những điểm tựa quan trọng, hỗ trợ các nước G20 đưa ra quyết định đúng đắn nhất cho tình hình hiện tại.

Đan Lê (Lược dịch từ Devdiscourse)

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2: Khó ở đâu, gỡ ở đó

Hiện, số lượng các dự án nhà ở thương mại được đầu tư hàng năm khá lớn, nhưng các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) triển khai chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì thế, ngoài hoàn thiện chính sách thuộc thẩm quyền, đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) trong thúc đẩy đầu tư NƠXH, việc lãnh đạo, chỉ đạo đa dạng nguồn lực đầu tư NƠXH đã là hiệu lệnh.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2 Khó ở đâu, gỡ ở đó
Return to top