ClockThứ Sáu, 06/10/2017 06:29

"Vấn đề" trong quản lý thuốc điều trị ung thư ở châu Âu

TTH.VN - Các nhà quản lý dược của châu Âu đã cấp phép sử dụng 39 loại thuốc chống ung thư mới trong giai đoạn 2009-2013, mặc dù không có bằng chứng về hiệu quả điều trị của những loại thuốc này, các nhà nghiên cứu ngày 5/10 cho biết.

Scotland cho phép sử dụng loại thuốc mới để điều trị ung thư phổiThừa cân, béo phì lúc nhỏ làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràngMột số loại hạt có thể giúp ngăn ngừa tái phát ung thư đại tràngÚc phát triển thuốc ngăn chặn sự phát triển của ung thư dạ dày và đại tràngThuốc mới giúp giảm tỉ lệ tử vong ung thư máuBéo phì liên quan chặt chẽ đến 11 loại bệnh ung thưLHQ khẳng định tầm quan trọng của chẩn đoán ung thư sớmTỷ lệ tử vong do ung thư tại Mỹ giảm 25% sau mức đỉnh năm 1991

Thiếu bằng chứng về hiệu quả của một số loại thuốc điều trị ung thư châu Âu. Ảnh: Corbis

39 loại thuốc này nằm trong số 68 loại thuốc ung thư được cấp phép sử dụng cho các bệnh nhân ở châu Âu trong giai đoạn nói trên, làm dấy lên câu hỏi nghiêm túc về các tiêu chuẩn hiện hành về quản lý thuốc.

Viết trên tạp chí y khoa BMJ, một nhóm các chuyên gia y tế công bày tỏ mối quan tâm về việc phê duyệt các loại thuốc mới của các nhà quản lý dược châu Âu, Cơ quan Quản lý Dược phẩm Châu Âu (EMA).

Họ cảnh báo rằng: "Tình trạng này có ý nghĩa tiêu cực đối với bệnh nhân và sức khoẻ cộng đồng". Theo đó, khi các loại thuốc đắt tiền thiếu những tác dụng lâm sàng được đưa vào sử dụng trong các hệ thống y tế công, cá nhân các bệnh nhân có thể bị tổn hại, các nguồn lực xã hội quan trọng sẽ bị lãng phí và việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc y tế hợp lý, công bằng và giá cả phải chăng cũng bị hủy hoại.

Nhiều loại thuốc được phê duyệt trên cơ sở các kết quả thử nghiệm ban đầu thiếu sự thuyết phục, điều này không thể chắc chắn được liệu chúng có làm cho bệnh nhân cảm thấy tốt hơn hay sống lâu hơn hay không.

Lê Thảo (Lược dịch từ PressTV & AFP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng hiệu quả chăm sóc và điều trị trong lĩnh vực Nhi khoa

Ngày 1/11, hội nghị Nhi khoa toàn quốc lần thứ 25 khai mạc với chủ đề “Từ khoa học đến chính sách và thực tiễn”. Hội nghị có sự tham dự của UVTV Tỉnh ủy, Phó chủ tịch Thường trực UBND Tỉnh Nguyễn Thanh Bình; ông Đinh Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Bà mẹ Trẻ em, Bộ Y tế; PGS.TS. Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, Chủ tịch hội Nhi khoa Việt Nam; PGS.TS Trần Kiêm Hảo, Giám đốc sở y tế cùng hàng trăm bác sĩ, chuyên gia trong ngoài nước, nhà quản lý, hội viên Hội Nhi khoa Việt Nam…

Tăng hiệu quả chăm sóc và điều trị trong lĩnh vực Nhi khoa
2/3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất

Theo báo cáo mới của Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA), chỉ 1/3 các vùng mặt nước của châu Âu có chất lượng tốt, trong khi nhiều sông, hồ và vùng nước ven biển của khu vực này “bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hóa chất”. Ô nhiễm không khí từ các nhà máy điện than và thuốc trừ sâu từ nông nghiệp được xem là hai trong số những “thủ phạm chính”.

2 3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất
Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN

Cuộc khảo sát tâm lý kinh doanh mới nhất của Liên minh châu Âu - ASEAN chỉ ra rằng 59% doanh nghiệp châu Âu cảm thấy EU không đóng góp vào việc hỗ trợ lợi ích của họ ở Đông Nam Á, đánh dấu mức độ không hài lòng cao nhất kể từ khi khảo sát được thực hiện vào năm 2015.

Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN
Chuyển đổi từ cơ chế “phân cấp” sang “phân quyền” để quản lý, khai thác tài sản công hiệu quả

Chính phủ đề xuất sửa đổi quy định về thẩm quyền quyết định trong mua sắm, thuê, quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, từ cơ chế Chính phủ, bộ, cơ quan Trung ương, HĐND cấp tỉnh “phân cấp” thẩm quyền sang cơ chế phân quyền cho Chính phủ, bộ, cơ quan Trung ương, HĐND cấp tỉnh “quy định” thẩm quyền nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý, sử dụng tài sản công.

Chuyển đổi từ cơ chế “phân cấp” sang “phân quyền” để quản lý, khai thác tài sản công hiệu quả

TIN MỚI

Return to top