ClockThứ Tư, 04/10/2017 21:01

WB kêu gọi quy hoạch đô thị khu vực Đông Á và Thái Bình Dương

TTH - Ngân hàng Thế giới (WB) vừa lên tiếng kêu gọi đầu tư cơ sở hạ tầng lớn hơn và tiếp cận việc làm tốt hơn cho người dân ở khu vực thành thị, nhằm chống đói nghèo, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Đông Á và Thái Bình Dương, theo tờ Bangkok Post ngày 4/10.

Đô thị hóa ở Ấn Độ. Ảnh: Shutterstock

Ông Abhas Jha, Quản lý về Phát triển đô thị và Rủi ro thiên tai khu vực Đông Á-Thái Bình Dương của WB nói rằng: “Việc cung cấp cơ sở hạ tầng, công ăn việc làm và dịch vụ ở các thành phố trên khắp khu vực không được thực hiện với tốc độ nhanh như phát triển đô thị, dẫn đến gia tăng bất bình đẳng, có thể cản trở tăng trưởng kinh tế và dẫn tới sự chia rẽ xã hội”.

Báo cáo “Mở rộng cơ hội cho người nghèo đô thị” cho hay, Đông Á và Thái Bình Dương là khu vực đô thị hóa nhanh nhất thế giới. Đến năm 2018, một nửa dân số của khu vực, tương đương với hơn 1,2 tỷ người sẽ sống ở các khu vực thành thị”. Qua đó, báo cáo nhận định, thường khó để các thành phố theo kịp nhu cầu ngày càng tăng của công dân; trong khi thiếu quy hoạch và đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nhà ở và giao thông dẫn đến sự bất bình đẳng ngày càng mở rộng đối với cư dân đô thị.

Theo ông Jha, mặc dù có sự tăng trưởng kinh tế đặc biệt, cũng như việc tăng thu nhập và giảm đáng kể nghèo đói, bất bình đẳng về thu nhập vẫn mở rộng trong khu vực, nhất là ở các nền kinh tế như Trung Quốc và Việt Nam.

Nếu những thách thức này không được giải quyết, nó sẽ gây áp lực cho tăng trưởng, ổn định và sự gắn kết xã hội trong tương lai của khu vực. Báo cáo khuyến khích các Chính phủ có cách tiếp cận đa chiều để lập kế hoạch, kết hợp các khía cạnh nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo.

LÊ THẢO (Lược dịch từ Bangkok Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Tập trung xây dựng đô thị di sản xứng tầm

Chiều 5/12, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến điểm cầu các địa phương.

Tập trung xây dựng đô thị di sản xứng tầm
Thúc đẩy phát triển và khả năng phục hồi toàn cầu

Báo cáo thường niên năm 2024 của Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố đã tóm tắt một năm hành động quyết liệt nhằm giải quyết những thách thức trong quá trình phát triển của thế giới. Báo cáo nêu bật những bước tiến đáng kể trong xóa đói giảm nghèo, hành động vì khí hậu, giáo dục và quan hệ đối tác toàn cầu.

Thúc đẩy phát triển và khả năng phục hồi toàn cầu
Châu Á - Thái Bình Dương: 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu

Theo báo cáo Triển vọng Toàn cầu năm 2025 vừa được Chương trình Lương thực thế giới (WFP) công bố, nạn đói tiếp tục gia tăng, với 343 triệu người trên khắp 74 quốc gia đang phải trải qua tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng, tăng 10% so với năm ngoái. Trong đó, tại châu Á - Thái Bình Dương, 88 triệu người đang phải vật lộn với nạn đói do thảm họa liên quan đến khí hậu gây ra.

Châu Á - Thái Bình Dương 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu

TIN MỚI

Return to top