ClockThứ Tư, 12/10/2016 06:14

WHO kêu gọi các nước tăng thuế đồ uống có đường

TTH.VN - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 11/10 khuyến cáo, các quốc gia trên thế giới nên sử dụng chính sách thuế để tăng giá bán những loại đồ uống có đường như nước ngọt, đồ uống thể thao và thậm chí cả các loại nước ép trái cây 100%, trong một nỗ lực chống lại bệnh béo phì, tiểu đường và sâu răng.

Trung Quốc sắp dẫn đầu thế giới về trẻ em béo phì1/3 dân số thế giới hoặc suy dinh dưỡng hoặc thừa cânBáo động tình trạng trẻ em béo phì, thừa cân trên thế giớiWHO cảnh báo tỷ lệ hút thuốc, uống rượu & béo phì ở châu Âu

Nước ngọt và nước uống tăng lực trong một cửa hàng tạp hóa ở thành phố Springfield, tiểu bang Illinois, Mỹ. Ảnh: AP

Trong một tuyên bố nhân Ngày Béo phì Thế giới (11/10), WHO cho biết, tỷ lệ béo phì trên toàn thế giới tăng gấp đôi từ năm 1980 đến năm 2014, khi gần 40% người trên toàn cầu bị thừa cân.

Trong một bản báo cáo dài 36 trang về chính sách tài chính và chế độ ăn uống, WHO trích dẫn "bằng chứng mạnh mẽ" về những khoản trợ cấp để giảm giá các loại trái cây và rau quả  tươi giúp cải thiện chế độ ăn kiêng.

Theo WHO, chính sách thuế có thể làm tăng 20% giá bán lẻ các loại đồ uống có đường, giúp giảm tỷ lệ tiêu thụ những mặt hàng này.

Dựa trên những bài học từ chiến dịch chống hút thuốc lá, WHO nói rằng, áp đặt hoặc tăng thuế nhằm vào đồ uống có đường có thể giúp chúng ta tiêu thụ ít hơn các loại đường, mang lại lợi ích sức khỏe và thu nhập cho Chính phủ các nước.

Trước đó, các cơ quan y tế từ lâu đã khuyến cáo rằng, con người nên hấp thu lượng đường ít hơn 10% tổng nhu cầu năng lượng.

"Việc tiêu thụ đường một cách tràn lan, bao gồm các sản phẩm như đồ uống có đường là yếu tố quan trọng dẫn đến sự gia tăng của những người mắc bệnh béo phì và tiểu đường trên toàn cầu. Nếu các Chính phủ đánh thuế những sản phẩm như đồ uống có đường, họ có thể giảm bớt tình trạng đau ốm và cứu sống nhiều người", Trưởng ban ngăn chặn dịch bệnh lây lan của WHO, ông Douglas Bettcher nhận định.

WHO nhận được tài trợ từ Quỹ Bloomberg Philanthropies của Mỹ, hỗ trợ tăng thuế vào đồ uống có đường để giảm sức tiêu thụ.

Tuy nhiên, Hội đồng quốc tế các hiệp hội đồ uống (ICBA), đại diện cho 2 hãng đồ uống Coke và Pepsi cho biết trong một tuyên bố rằng, họ thất vọng vì "thuế phân biệt đối xử chỉ áp dụng cho các loại đồ uống nào đó" đang được đề xuất như một giải pháp cho "thách thức rất thực tế và phức tạp của bệnh béo phì".

Các quan chức của WHO nói rằng, Mỹ không còn là quốc gia tiêu thụ đồ uống có đường nhiều nhất, trong khi Chile và Mexico đang giữ vị trí này. WHO cũng lưu ý sự gia tăng nhanh chóng trong việc tiêu thụ đồ uống có đường tại Trung Quốc và vùng cận Sahara của châu Phi.

Ít nhất 3 trong 5 thanh thiếu niên ở các nước như Chile, Argentina và Algeria tiêu thụ nước ngọt có ga hàng ngày, so với 20-40% tại Mỹ và nhiều nước châu Âu.

"Chính sách thuế có thể là một công cụ rất quan trọng, chỉ là một công cụ trong số nhiều công cụ, nhưng là một công cụ rất quan trọng đối với việc hạn chế việc tiêu thụ các loại đồ uống có đường", ông Francesco Branca, người đứng đầu Vụ dinh dưỡng cho Sức khỏe và Phát triển của WHO nhấn mạnh.

Ông Francesco Branca cũng chỉ vào những nỗ lực "tiên phong" của tỷ phú Michael Bloomberg trong thời gian làm thị trưởng thành phố New York và các quan chức khác của Mỹ để giảm việc tiêu thụ đường.

Lê Thảo (Lược dịch từ AP & Foxnews)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giới lãnh đạo doanh nghiệp APEC kêu gọi hành động để thúc đẩy tăng trưởng bền vững

Trước thềm cuộc đối thoại thường niên giữa các thành viên Hội đồng Tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC) với các nhà lãnh đạo APEC sẽ diễn ra ở Peru vào cuối tuần này, giới lãnh đạo doanh nghiệp từ khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương kêu gọi các nhà lãnh đạo APEC có hành động quyết đoán hơn để thúc đẩy tăng trưởng bền vững và toàn diện giữa những thách thức xuyên biên giới hiện nay.

Giới lãnh đạo doanh nghiệp APEC kêu gọi hành động để thúc đẩy tăng trưởng bền vững
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH ĐA DẠNG SINH HỌC LIÊN HỢP QUỐC COP16:
Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi “đầu tư đáng kể” để bảo vệ đa dạng sinh học toàn cầu

Theo tin từ AFP, Hội nghị các bên lần thứ 16 (COP16) của Công ước Liên hợp quốc (LHQ) về Đa dạng sinh học (CBD) vừa chính thức khai mạc hôm qua (21/10) tại thành phố Cali (Colombia), nơi chính quyền đang trong tình trạng báo động cao sau những lời đe dọa từ một nhóm vũ trang.

Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi “đầu tư đáng kể” để bảo vệ đa dạng sinh học toàn cầu

TIN MỚI

Return to top