ClockThứ Hai, 10/06/2019 21:43

WHO: Thực phẩm bẩn gây bệnh cho ít nhất 23 triệu người ở châu Âu mỗi năm

TTH - Cứ mỗi phút, ước tính có khoảng 44 người nhiễm bệnh do ăn uống thực phẩm bẩn, tương đương với hơn 23 triệu người mỗi năm, trong đó có 4.700 ca thiệt mạng.

WHO kêu gọi đẩy mạnh hành động nhân Ngày Thế giới không thuốc láÔ nhiễm không khí – Những vấn đề cần quan tâm

Đây là đánh giá dựa trên dữ liệu mới nhất trong báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) với tên gọi “Gánh nặng của các bệnh truyền qua thực phẩm ở châu Âu”. Đáng chú ý, WHO cho rằng những con số này chỉ mới đại diện cho phần nổi của tảng băng - số trường hợp thực sự nhiễm bệnh và tử vong hiện vẫn chưa được thống kê chính xác.

Thực phẩm bẩn là nguyên nhân gây hàng chục triệu ca nhiễm bệnh mỗi năm ở châu Âu. Ảnh minh hoạ: New York Post

Mỗi quốc gia trên thế giới, từ nhỏ đến lớn, từ giàu đến nghèo, đều mắc các bệnh từ thực phẩm và châu Âu cũng không ngoại lệ. Tiến sĩ Zsuzsanna Jakab, Giám đốc khu vực của WHO tại châu Âu cho biết, quy mô của thách thức do bệnh từ thực phẩm gây ra là rất lớn, cho thấy tầm quan trọng của việc ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro từ an toàn thực phẩm.

Thực phẩm không an toàn được cho là nguyên nhân dẫn đến hàng triệu ngày bị bệnh của người dân trên thế giới, và đôi khi có thể dẫn đến bệnh kéo dài hoặc nghiêm trọng, phải nhập viện và thậm chí tử vong.

Theo các chuyên gia y tế, một loạt các vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng và các mối nguy hóa học lây truyền qua thực phẩm có khả năng gây hậu quả nghiêm trọng không chỉ đối với sức khỏe con người mà còn đối với nền kinh tế và môi trường.

Nhìn chung ở khu vực châu Âu, các bệnh tiêu chảy chịu trách nhiệm cho 94% các bệnh do thực phẩm, 63% các ca tử vong liên quan và 57% gánh nặng bệnh tật.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ WHO)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
2/3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất

Theo báo cáo mới của Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA), chỉ 1/3 các vùng mặt nước của châu Âu có chất lượng tốt, trong khi nhiều sông, hồ và vùng nước ven biển của khu vực này “bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hóa chất”. Ô nhiễm không khí từ các nhà máy điện than và thuốc trừ sâu từ nông nghiệp được xem là hai trong số những “thủ phạm chính”.

2 3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất
Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN

Cuộc khảo sát tâm lý kinh doanh mới nhất của Liên minh châu Âu - ASEAN chỉ ra rằng 59% doanh nghiệp châu Âu cảm thấy EU không đóng góp vào việc hỗ trợ lợi ích của họ ở Đông Nam Á, đánh dấu mức độ không hài lòng cao nhất kể từ khi khảo sát được thực hiện vào năm 2015.

Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top