Thế giới

Thư Hàn Quốc: Chung tay làm du lịch cộng đồng

ClockThứ Hai, 29/08/2022 08:53
Nếu sinh sống ở Hàn Quốc, chắc hẳn ai cũng đã từng nghe đến các địa điểm du lịch mới nổi trong những năm gần đây và một phần lớn đều là những khu vực mà trước đây hoàn toàn chỉ là một vùng quê hay hòn đảo… vô danh!

Không còn quá nhiều yêu cầu đối với du khách quốc tế khi đến Thái LanNhững yêu cầu đối với du khách quốc tế khi đến Nhật BảnDu lịch Đông Nam Á bắt đầu phục hồiSingapore mở cửa trở lại hoàn toàn biên giới sau hai nămHàn Quốc thúc đẩy du lịch, công nghệ mới trong năm 2022

Một phần việc chính mà nhóm 15 người chúng tôi thực hiện ở Gwanmaedo trong 7 ngày là sơn, vẽ lại trên các mảng tường đã bong tróc ở các căn nhà trên đảo

Một thực trạng đã diễn ra hàng chục năm nay là mặc dù cơ sở hạ tầng ở nông thôn ngày càng được đầu tư hiện đại, giao thông thông suốt nhưng cư trú ở những khu vực này đều chỉ là người lớn tuổi. "Trẻ" nhất cũng ở lứa U50-U60!

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển thần tốc về kinh tế, tỉ lệ đô thị hóa ở Hàn Quốc đạt đến hơn 80%, dẫn đến việc người trẻ đổ xô đến các đô thị để sinh sống, học tập và làm việc. Tình trạng chuyển dịch dân cư cơ giới bất thường này, cộng thêm sự già hóa dân số và tỉ suất sinh giảm kỷ lục, khiến khu vực nông thôn Hàn Quốc đang bắt đầu "hoang hóa".

 Để tái kích thích phát triển khu vực này, chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp, trong đó một trụ cột chính là đầu tư phát triển du lịch cộng đồng gắn liền với các giá trị bản địa (hoặc thậm chí là tạo ra giá trị nhân tạo!).

Người viết bài này đã dành 1 tuần ở hòn đảo Gwanmaedo thuộc quần đảo Jindo, tỉnh Jeollanam để cùng nhóm tình nguyện viên từ khắp nơi trên thế giới tham gia làm mới diện mạo các làng chài trên đảo, qua đó có cơ hội tìm hiểu kỹ hơn về cách cư dân địa phương và cơ quan chính phủ cùng biến hòn đảo này thành một địa điểm du lịch mới nổi.

Và dưới đây là một số điểm người viết cảm thấy ấn tượng.

Thứ nhất, muốn phát triển khu vực nào, giao thông nói riêng và cơ sở hạ tầng phải đi trước một bước. Tuyến phà hằng ngày kết nối đất liền với đảo sử dụng loại phà lớn, có thể chở theo hàng trăm hành khách và hơn 30 ôtô, kể cả xe có tải trọng lớn như xe chở xăng dầu.

Ngoài ra, toàn bộ tuyến đường chính ở đảo được trải nhựa, đường sá thông suốt tới từng nhà dân. Ngoài trạm y tế trên đảo, nếu có trường hợp nào cần cấp cứu, trực thăng y tế từ đất liền sẽ đến đảo trong vòng 30 phút, bảo đảm khách được cấp cứu và chuyển viện kịp thời.

Thứ hai, hòn đảo nằm trong một công viên hải dương quốc gia lớn. Chính quyền Seoul đã giao các công viên quốc gia trên cả nước phối hợp với người dân địa phương để khai thác và phát triển tài nguyên du lịch bản địa. Từ đó, Gwanmaedo từ một hòn đảo tập trung vào nghề đánh cá và trồng rong biển, nay dần dần chuyển mình trở thành một hòn đảo du lịch.

 Để làm được điều này, phía nhà nước chi tiền, người dân góp công để "tân trang" lại hòn đảo thông qua việc sơn sửa lại nhà cửa, mở đường mòn trekking, dựng các bảng hướng dẫn/chỉ đường… Từ đây, diện mạo hòn đảo mỗi ngày một khác và du khách ngày càng kéo đến đông hơn.

Thứ ba, Hàn Quốc vốn có thế mạnh về truyền thông và xây dựng thương hiệu. Ở Gwanmaedo, người ta lấy hình ảnh của một loại hoa đặc trưng của đảo để biến nó thành logo trên tất cả các cửa hiệu, bảng hướng dẫn, sản phẩm du lịch địa phương…

Những cảnh đẹp của đảo cũng được tập hợp lại thành một danh sách gọi là "Gwanmaedo bát cảnh", tức 8 cảnh đẹp của đảo Gwanmaedo và du khách được khuyến khích đi hết 8 cảnh này để nhận giấy chứng nhận của địa phương. Đây là một cách làm du lịch rất hay để giữ chân du khách, vì để có thể trải nghiệm hết 8 cảnh này, cần ít nhất 2-3 ngày.

Điều cuối cùng nhưng không kém quan trọng là con người. Người dân địa phương, nói theo một cách nào đó, dần dần trở thành những người làm du lịch, với các dịch vụ cơ bản phục vụ du khách nở rộ như homestay, quán ăn, đặc sản địa phương, thuê xe đạp…

Những dịch vụ này là thứ đã khiến Gwanmaedo dần hồi sinh từ một hòn đảo ít tiếng tăm, ít dân cư trú (trường tiểu học duy nhất trên đảo đã phải bỏ hoang hàng chục năm qua vì không còn trẻ em).

Theo Người Lao động

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thoát nước đô thị

Theo đánh giá của Sở Xây dựng, hệ thống thoát nước ở Khu đô thị mới (KĐTM) An Vân Dương tính đến thời điểm hiện tại đã đáp ứng cơ bản nhu cầu tiêu thoát nước mưa trong khu vục. Tuy nhiên, vẫn có một số vị trí có tình trạng ngập úng cục bộ do vướng mặt bằng nên chưa đầu tư liên thông hệ thống thoát nước đồng bộ.

Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thoát nước đô thị
Phát huy thế mạnh trong thu hút đầu tư, kinh doanh

Với lợi thế cách Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô khoảng 40km, đồng thời nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, có QL1A và đường sắt Bắc- Nam đi qua, đặc biệt có Cảng Hàng không quốc tế Phú Bài và Khu công nghiệp (KCN) Phú Bài nên Hương Thủy hội tụ gần như đầy đủ các yếu tố thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế, giao lưu thương mại với các vùng, miền trong nước cũng như quốc tế.

Phát huy thế mạnh trong thu hút đầu tư, kinh doanh
Âm nhạc “bắt tay” du lịch

Du lịch âm nhạc đã trở thành loại hình du lịch phổ biến và phát triển ở nhiều quốc gia tại châu Âu và châu Á. Ở Việt Nam, xu hướng thưởng thức âm nhạc kết hợp với du lịch đang dần được công chúng đón nhận và Huế đã có nhiều động thái để phát triển loại hình du lịch này.

Âm nhạc “bắt tay” du lịch
Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh
Return to top