Thế giới

Tiểu hành tinh nguy hiểm to hơn tháp cao nhất thế giới áp sát Trái đất

ClockThứ Ba, 17/08/2021 15:59
Tiểu hành tinh tiềm ẩn nguy hiểm, lớn hơn tháp cao nhất thế giới Burj Khalifa ở Dubai, sẽ tiến sát Trái đất vào ngày 21.8.

Các nhà khoa học Nhật Bản ngạc nhiên trước mẫu vật từ tiểu hành tinh RyuguGiờ Trái đất khác thường năm 2020Tàu vũ trụ Nhật Bản trở lại với mẫu vật từ một tiểu hành tinh

Tiểu hành tinh AJ193 2016 sẽ đi qua Trái đất ở khoảng cách gần nhất vào ngày 21.8. Ảnh: NASA

Theo trang Earth Sky, tiểu hành tinh AJ193 2016 rộng 1,4km và đang di chuyển với tốc độ 94,208 km/h. Đây là một tiểu hành tinh cỡ trung và sẽ bay sát Trái đất ở khoảng cách hơn 3,4 triệu kilomet.

Tiểu hành tinh sẽ ở vị trí gần Trái đất nhất vào lúc 22h10 ngày 21.8 theo giờ Việt Nam. Cơ hội tốt nhất cho các nhà thiên văn học nghiệp dư quan sát tiểu hành tinh này là thời điểm vài tiếng trước lúc mặt trời lặn. Các nhà thiên văn học của NASA sẽ quan sát tiểu hành tinh này từ ngày 20.8 và ngày 24.8 bằng cách sử dụng radar.

NASA phân loại AJ193 2016 là tiểu hành tinh gần Trái đất và tiểu hành tinh tiềm ẩn nguy cơ. Mặc dù bay cách Trái đất hơn 3,4 triệu kilomet, nhưng nó vẫn được xếp vào loại có khả năng nguy hiểm vì, về mặt thiên văn học, khoảng cách này khá gần. Tất cả tiểu hành tinh có thể tiến đến gần Trái đất ở khoảng cách 7,5 triệu kilomet trở xuống đều bị coi là vật thể tiềm ẩn nguy hiểm.

Tuy nhiên, bằng cách nghiên cứu quỹ đạo của tiểu hành tinh, NASA cho hay, tiểu hành tinh AJ193 2016 không có khả năng va chạm với Trái đất.

Theo trang EarthSky, năm đặt tên của tiểu hành tinh bắt nguồn từ thời điểm nó được phát hiện vào tháng 1 năm 2016.

Theo một bài báo của JPost, tiểu hành tinh 2016 AJ193 có kích thước gấp rưỡi tháp Burj Khalifa - tháp cao nhất thế giới, 828,9m ở Dubai (UAE) - gấp ba lần kích thước của Tòa nhà Empire State ở New York (Mỹ) và gấp 4,5 lần kích thước của Tháp Eiffel ở thủ đô Paris (Pháp).

Theo NASA, quỹ đạo của tiểu hành tinh này rất giống hình elip và nó quay quanh Mặt trời 2.160 ngày một lần.

Ngay cả ở khoảng cách gần nhất, AJ193 2016 sẽ vẫn xa hơn 8,9 lần so với khoảng cách của Mặt trăng so với Trái đất.

Tiểu hành tinh AJ193 2016. Ảnh: SpaceReference

Trong toàn bộ lịch sử quan sát các vật thể loại này, đã từng có những tiểu hành tinh bay gần Trái đất thậm chí ở khoảng cách gần hơn nhiều. Cụ thể, vào năm 2011, hai tiểu hành tinh có kích thước 100 và 360 mét đi qua hành tinh của chúng ta ở khoảng cách chỉ 384.000km.

Trong 100 năm nay đã có hơn 30 tiểu hành tinh bay gần Trái đất như vậy. Như một quy luật, tất cả các tiểu hành tinh được dự đoán đều bay qua chúng ta mà không gặp trở ngại gì.

Các nhà khoa học nhận thấy rằng, nguy hiểm nhất là những thiên thể không được các nhà thiên văn theo dõi và thế giới chỉ biết về chúng sau khi chúng rơi. Ví dụ như hiện tượng Tunguska và thiên thạch Chelyabinsk.

Trong trường hợp thứ nhất, sự kiện Tunguska là một vụ nổ xảy ra gần sông Podkamennaya Tunguska ở vùng tự trị Evenk, Siberia thuộc Nga hiện nay, lúc 7h17 ngày 30.6.1908. Năng lượng của vụ nổ sau này được ước tính trong khoảng 10 đến 20 triệu tấn TNT, tương đương với Castle Bravo - vũ khí hạt nhân mạnh nhất của Mỹ. Vụ nổ đã làm đổ khoảng 60 triệu cây trên diện tích 2.150km2.

Trong trường hợp thiên thạch Chelyabinsk hay còn gọi là sự kiện sao băng Nga, vào ngày 15.2.2013, một thiên thạch đã bay vào bầu khí quyển Trái đất trên bầu trời nước Nga và đã trở thành một quả cầu lửa. Nó bay với vận tốc 54.000km/h, gấp 44 lần vận tốc âm thanh, bay qua bầu trời khu vực Ural phía nam và phát nổ ở phía trên tỉnh Chelyabinsk ở miền trung. Vật thể phát nổ ở độ cao khoảng 15 đến 25km so với mặt đất.

Theo ước tính của NASA, thiên thạch có đường kính 17m, nặng xấp xỉ 7.700 đến 10.000 tấn và giải phóng nguồn năng lượng tương đương 500 kiloton thuốc nổ TNT, mạnh gấp 20-30 lần so với vụ nổ hai quả bom nguyên tử tại Hiroshima và Nagasaki.

Thiên thạch có kích thước nhỏ hơn đáng kể so với các vật thể không gian được các nhà khoa học đang theo dõi, và đã không được phát hiện trước khi nó đi vào khí quyển. Thiên thạch vỡ ra làm 7 và một trong số đó đã rơi xuống hồ Chebarkul đang đóng băng, tạo thành một cái lỗ có đường kính 6m.

Sóng xung kích từ thiên thạch trên bầu trời Chelyabinsk ở miền trung nước Nga khiến gần 1.200 người bị thương do mảnh kính vỡ. Các mảnh thiên thạch bốc cháy gây chấn động ở Chelyabinsk và một số thành phố khác trong vùng.

"Chỉ có những vị khách không mong đợi đến từ không gian là nguy hiểm. Nhưng những sự kiện như vậy cả trăm năm mới xảy ra một lần" - Sputnik dẫn thông tin từ Đài thiên văn Mátxcơva cho biết.

Theo Laodong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trái đất vừa ghi nhận tháng 7 nóng nhất lịch sử

Hãng thông tấn AFP ngày hôm nay (13/8) trích dẫn báo cáo từ Cơ quan Quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) cho hay, tháng 7 vừa qua là tháng 7 nóng nhất trong lịch sử, trở thành tháng thứ 14 liên tiếp phá vỡ kỷ lục về nhiệt độ.

Trái đất vừa ghi nhận tháng 7 nóng nhất lịch sử
Ngày Quốc tế chống sa mạc hóa và hạn hán 17/6:
LHQ kêu gọi hành động khắc phục thiệt hại và bảo vệ Trái đất

Khi gần 40% đất đai trên khắp hành tinh bị suy thoái và thêm nhiều mẫu đất tiếp tục bị thiệt hại mỗi giây, các chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng phải thúc đẩy hành động để khắc phục những tổn thất và bảo vệ Trái đất, Tổng thư ký LHQ António Guterres nhấn mạnh trong một thông điệp nhân Ngày Quốc tế chống sa mạc hóa và hạn hán, được đánh dấu vào ngày 17/6 hàng năm.

LHQ kêu gọi hành động khắc phục thiệt hại và bảo vệ Trái đất
NASA dự định bơm hàng triệu tấn băng vào bầu khí quyển Trái đất để đối phó với biến đổi khí hậu

Các nhà khoa học của NASA đã tiết lộ một kế hoạch táo bạo nhằm chống lại biến đổi khí hậu bằng cách thả các hạt băng vào bầu trời. Mục tiêu là phun hàng tấn hạt băng vào tầng khí quyển cao từ các máy bay có độ cao 58,000 feet so với mặt đất, cao hơn 20,000 feet so với các máy bay thương mại.

NASA dự định bơm hàng triệu tấn băng vào bầu khí quyển Trái đất để đối phó với biến đổi khí hậu
Một ngày bình thường trên vũ trụ của các phi hành gia

Phi hành gia có cơ hội chiêm ngưỡng những cảnh tượng ngoạn mục từ vũ trụ mà người bình thường không có, nhưng họ cũng phải trải qua những thử thách, khó khăn và sống trong điều kiện mà phần lớn người bình thường cũng không thể chịu đựng được.

Một ngày bình thường trên vũ trụ của các phi hành gia
Return to top