Thế giới

Tổng thống Putin xác nhận Nga hỗ trợ quân đội Syria

ClockChủ Nhật, 06/09/2015 11:56
TTH.VN - Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 5/9 đã lên tiếng về những thông tin thời gian vừa qua về sự xuất hiện của quân đội nước này tại Syria. 


Tổng thống Putin (Ảnh: TASS)

Hãng thông tấn RIA-Novosti dẫn lời Tổng thống Putin phát biểu tại một diễn đàn kinh tế ở thành phố Vladivostok cho biết Nga đang "nghiêm túc" hỗ trợ huấn luyện và hậu cần cho quân đội Syria.

Người đứng đầu chính phủ Nga khẳng định can thiệp trực tiếp quân sự vào Syria "chưa phải là vấn đề được nước này tính tới hiện nay". Tuy nhiên, ông không loại trừ phương án này trong tương lai.

"Chúng tôi đã sẵn sàng hỗ trợ quân đội Syria vào lúc này. Tuy nhiên, để duy trì quân đội thường trực ở Syria không phải là vấn đề đem ra thảo luận vào lúc này. Hiện quân đội Nga đang nghiêm túc hỗ trợ hậu cần và huấn luyện cho binh sĩ Syria. Chúng tôi muốn thành lập một liên minh quốc tế nhằm chống lại chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan tại đây. Nhằm chấm dứt điểu này, chúng tôi sẽ tham vấn với Mỹ. Cá nhân tôi đã có cuộc thảo luận về vấn đề này với Tổng thống Mỹ Barack Obama", Tổng thống Putin khẳng định.

Tuyên bố nêu trên của Tổng thống Putin được đưa ra sau khi xuất hiện những hình ảnh trên mạng internet cho thấy xe bọc thép hiện đại BTR-82a có mặt tại chiến trường Syria. Ngoài ra, các binh sĩ đứng tại khu vực này cũng trao đổi với nhau bằng tiếng Nga.

Tuần trước, nhật báo Yedioth Ahronoth của Israel dẫn các nguồn tin ngoại giao cho biết Nga đang có kế hoạch triển khai hàng nghìn quân tới Syria nhằm xây dựng căn cứ không quân, qua đó cho phép nước này tiến hành các chiến dịch không kích chống lại IS.

Trong khi đó, giới phân tích tại Nga đã bác bỏ thông tin của tờ Yedioth Ahronoth khi cho rằng Moscow không muốn "sa lầy" như Mỹ trước đây tại Iraq và hiện Nga cũng đang gặp nhiều vấn đề liên quan tới cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine.

Ông Yevgenny Buzhinsky, một viên tướng đã nghỉ hưu và nay là chuyên gia phân tích của Trung tâm Phân tích PIR tại Moscow, cho biết: "Đó là điều không thể dễ thực hiện. Để triển khai một đội quân quy mô tới hàng nghìn người cần phải có sự chấp thuận của Hội đồng Liên bang, tức Thượng viện, của Nga. Theo những gì tôi biết, các cố vấn của chính phủ không muốn quân đội Nga can dự vào cuộc chiến ở Syria".

Trong khi đó, ông Pavel Felgenhaeur, một bình luận viên quân sự độc lập tại Nga, cho rằng chính phủ nước này sẽ tránh can thiệp quy mô lớn vào Syria. Ông khẳng định: "Những chiến dịch như thế luôn được giữ bí mật song rõ ràng Nga có đội ngũ cố vấn tại Syria. Đó là những cố vấn về kỹ thuật và cơ khí nhằm giúp quân đội Syria sử dụng các thiết bị quân sự phức tạp. Ngoài ra, sẽ có nhóm binh sĩ đi theo bảo vệ đội cố vấn đó. Thực sự mà nói các đơn vị máy bay chiến đấu của quân đội Syria khó có thể hoạt động liên tục trong suốt bốn năm qua mà không có sự hỗ trợ của Nga".

Ngọc Anh (Theo Dantri)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấn Độ sẽ hạ giá sàn cho gạo basmati xuất khẩu

Với việc Pakistan áp đặt giá sàn hay còn gọi là giá xuất khẩu tối thiểu (MEP) của gạo basmati ở mức 1.050 USD/tấn, Ấn Độ đang xem xét giảm MEP đối với gạo basmati. Động thái này nhằm giúp các nhà xuất khẩu gạo thơm Ấn Độ không bị thiệt thòi trên thị trường toàn cầu trong việc xuất khẩu loại gạo cao cấp này sang các quốc gia láng giềng, tin từ Reuters ngày 26/9 cho biết.

Ấn Độ sẽ hạ giá sàn cho gạo basmati xuất khẩu
Châu Á: Các công ty cần bắt đầu đo đếm lượng khí thải carbon từ nhà cung cấp

Đây là nhận định được đưa trong một bài viết đăng tải trên Tạp chí Nikkei Asia ngày 25/9, của các tác giả Terence Jeyaretnam, người đứng đầu các dịch vụ bền vững và biến đổi khí hậu; và Mads Lauritzen, lãnh đạo chiến lược và chuyển đổi khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Công ty Kiểm toán EY.

Châu Á Các công ty cần bắt đầu đo đếm lượng khí thải carbon từ nhà cung cấp
S&P: Triển vọng châu Á-Thái Bình Dương "nhìn chung vẫn thuận lợi", bất chấp suy thoái ở Trung Quốc

Trong một báo cáo mới vừa được công bố ngày 25/9, cơ quan xếp hạng tín dụng quốc tế S&P Global Ratings cho biết châu Á - Thái Bình Dương (APAC) vẫn là khu vực có tốc độ tăng trưởng đa dạng, với các nền kinh tế phát triển đang “hạ cánh nhẹ nhàng” và có mức tăng trưởng thấp nhưng tích cực, trong khi các nền kinh tế thị trường mới nổi “đã sẵn sàng cho sự mở rộng mạnh mẽ”.

S P Triển vọng châu Á-Thái Bình Dương nhìn chung vẫn thuận lợi , bất chấp suy thoái ở Trung Quốc
Return to top