ClockThứ Ba, 28/02/2023 19:24
Cảnh giác với những “cơn gió ngược” vào thời điểm phục hồi kinh tế toàn cầu

Cảnh giác với những “cơn gió ngược” vào thời điểm phục hồi kinh tế toàn cầu

TTH.VN - Đứng trước câu hỏi nền kinh tế toàn cầu “đã sống sót” qua mùa đông chưa?

Đức cam kết thúc đẩy hiệp định thương mại tự do EU - Ấn ĐộKhách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023Canada 'quá tải' với làn sóng người tị nạn mớiSeattle là thành phố đầu tiên của Mỹ cấm phân biệt đẳng cấpIMF: Các thị trường có lý do chính đáng để lạc quan hơn về nền kinh tếẤn Độ cân nhắc gia hạn lệnh cấm xuất khẩu lúa mỳ

 

leftcenterrightdel

leftcenterrightdel
 


Hợp tác toàn cầu là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế thế giới. Ảnh minh hoạ: Báo Điện tử Chính phủ

Hầu hết mọi người đều hy vọng nhận được câu trả lời tích cực cho câu hỏi này. Với động lực phục hồi kinh tế tốt của Trung Quốc, triển vọng tăng trưởng được cải thiện đối với các nền kinh tế mới nổi trong khu vực như châu Á và sự phục hồi trong các hoạt động kinh doanh ở Mỹ, Khu vực Đồng tiền chung châu Âu và Vương quốc Anh vào tháng 2, vốn trước đó đã được nhiều tổ chức khác nhau dự đoán rằng sẽ suy giảm, hiện nay nên được kết luận rằng tình hình kinh tế toàn cầu đang tốt hơn so với dự đoán đã đưa ra vài tháng trước. Tuy nhiên, vẫn còn sự không chắc chắn liên quan đến việc liệu nền kinh tế toàn cầu có thể giảm thiểu nguy cơ suy thoái và bắt tay vào con đường phục hồi hay không.

Trong một yếu tố khác có liên quan, nền tảng sâu xa hơn là nhiều quốc gia ở phương Tây vẫn chưa thoát khỏi rủi ro lạm phát, nhìn chung, các nước này đang lơ lửng bên bờ vực suy thoái, điều này cản trở nghiêm trọng đến triển vọng của nền kinh tế thế giới.

Nền kinh tế toàn cầu hiện nay đang phải đối mặt với nhiều rủi ro như lạm phát gia tăng, thiếu năng lượng và lương thực, Fed tăng lãi suất, khủng hoảng nợ và các yếu tố cụ thể khác gây nên nhiều ảnh hưởng đến triển vọng của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, so với những yếu tố này, mối đe doạ lớn nhất đối với con đường phục hồi của nền kinh tế thế giới là việc một số quốc gia kiên quyết sử dụng đường lối chính trị và cái gọi là “hệ tư tưởng” để giải quyết các vấn đề kinh tế và thương mại vì mục đích chiến lược của mình. Điều này đang thúc đẩy quá trình chuyển đổi nền kinh tế thế giới theo hướng “phân chia”

Chính vì điều này mà Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc Antonio Guterres đã cảnh báo về nguy cơ thế giới bị chia rẽ và diễn đàn Kinh tế Thế giới đã kêu gọi “tăng cường hợp tác trong một thế giới bị chia rẽ ”.

Kristalina Georgieva, Tổng Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo rằng “một khi sự phân chia lớn” xảy ra, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu sẽ giảm 1.5%, tương đương với hơn 1,4 nghìn tỷ USD mỗi năm. Điều này có nghĩa là giá cả sẽ tăng trên diện rộng và nguồn cung hàng hoá công cộng toàn cầu sẽ giảm nghiêm trọng.

Về vấn đề này, với tư cách là quốc gia có GDP chiếm ¼ tổng GDP của thế giới, Mỹ đặc biệt cần kiềm chế xung đột địa chính trị và đầu tư nhiều tâm sức hơn nữa vào các vấn đề có lợi cho người dân trong nước và thế giới nói chung.

Gần đây, một số tổ chức quốc tế đã nâng cao kỳ vọng đối với nền kinh tế thế giới vào năm 2023. Kết quả chủ yếu là do triển vọng tích cực đối với nền kinh tế Trung Quốc và châu Á. Theo mô hình mới nhất của Tổ chức Hợp tác và Phát triển thế giới (OECD), khi các nền kinh tế châu Á và Mỹ tăng trưởng chậm lại đáng kể, các nền kinh tế mới nổi ở châu Á dự kiến sẽ chiếm tầm ¾ tăng trưởng GDP toàn cầu vào năm 2023.

Phát triển là chủ đề muôn thuở của xã hội, là mục tiêu chính nghĩa không bao giờ được từ bỏ. Không một quốc gia hay tổ chức nào có thể tự mình khôi phục nền kinh tế thế giới một cách nhanh chóng, đó là một quá trình của hợp tác toàn cầu. Trong quá trình này, chỉ các nước đang phát triển đi đầu là chưa đủ. Mỹ và các nước phương Tây khác, những nền kinh tế chiếm hơn một nửa tổng số dân trên thế giới, không nên phớt lờ những cảnh báo rằng “9 trong số 10 nền kinh tế phát triển có thể tăng trưởng chậm lại”. Thực tế là có rất nhiều điều mà các nước có thể và nên làm để cải thiện tình hình.

 

Đan Lê (Lược dịch từ Global Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam - Lào không ngừng được củng cố và duy trì chặt chẽ

Nhân dịp Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Lào và tham dự Đại hội đồng Liên Nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 45 (AIPA-45) từ ngày 17-19/10/2024, Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm đã có bài trả lời phỏng vấn Thông tấn xã Việt Nam tại Lào.

Hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam - Lào không ngừng được củng cố và duy trì chặt chẽ
Phát triển du lịch bền vững và thân thiện môi trường

Ngành du lịch Thừa Thiên Huế luôn hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Việc hợp tác với các đối tác để tạo ra những sản phẩm du lịch mới mang tính chất xanh và bền vững, từ đó nâng cao trải nghiệm của du khách khi đến với Huế là giải pháp thiết thực mà ngành du lịch Cố đô lựa chọn.

Phát triển du lịch bền vững và thân thiện môi trường
Mở rộng sản xuất nhờ vốn vay chính sách

Nhờ được vay vốn chính sách để tập trung phát triển nghề làm ruốc, nước mắm, gia đình bà Bùi Thị Vấn (thôn Cự Lại Trung, xã Phú Hải, Phú Vang) ngày càng mở rộng quy mô sản xuất, vươn lên làm giàu, tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động trên địa bàn.

Mở rộng sản xuất nhờ vốn vay chính sách

TIN MỚI

Return to top