Thế giới

Trung Quốc vươn vòi khai thác 3 mỏ khí đốt ở Biển Đông

ClockThứ Ba, 02/12/2014 11:15
TTH.VN - Ba ngày sau khi công bố kế hoạch toàn diện khai thác dầu mỏ ở Biển Đông, Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) hôm qua lại thông báo đưa 3 mỏ khí đốt ở vùng biển này đi vào hoạt động. 

Các mỏ khí đốt này nằm ở ngoài khơi bờ biển tỉnh Quảng Đông và tỉnh Hải Nam.

Trung Quốc lại bắt đầu đẩy mạnh các hoạt động khai thác ở Biển Đông.

 

Ba mỏ có tổng cộng 13 giếng, trong đó 2 giếng hiện đang sản xuất 594.650 m3 khí đốt tự nhiên/ngày.
 
Dự kiến, sản lượng khai thác khí đốt tại cả 3 mỏ sẽ đạt công suất đỉnh 4,2 triệu m3 khối/ngày vào năm 2015.
 
Cách đây 3 ngày, Trung Quốc cũng công bố một kế hoạch khai thác 9 mỏ dầu ở Biển Đông và biển Bột Hải nhằm đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng trong nước.
 
Theo báo mạng Want China Times của Đài Loan, đây là lần đầu tiên chính phủ Trung Quốc công bố kế hoạch khai thác dầu quy mô lớn tại Biển Đông với sản lượng khai thác dự kiến khoảng 10.000 tấn dầu/năm, kéo dài trong 6 năm từ 2014 - 2020.
 
Những hành động này trái ngược với những tuyên bố hòa dịu gần đây của các nhà lãnh đạo Trung Quốc khi nước này chủ trì Hội nghị cấp cao Diễn đàn kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 22 và tham dự các hội nghị lớn như HNCC ASEAN lần thứ 25 ở Myanmar và Hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Australia.
 
“Kế hoạch này chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc xung đột với các nước láng giềng”, tờ báo của Đài Loan nhận định.
 
Trong thời gian qua, dưới sức ép của một nền kinh tế khát năng lượng và trình độ công nghệ phát triển, Trung Quốc đã đẩy mạnh hoạt động đưa các giàn khoan ở ngoài khơi.
 
Gần đây nhất là việc Trung Quốc đưa giàn khoan nước sâu Hải Dương-981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và tiến hành hoạt động thăm dò 2,5 tháng tại đây, từ ngày 1/5-15/7, bất chấp sự phản đối quyết liệt của Việt Nam và dư luận khu vực, thế giới.
 
Cũng trong tháng 7, CNOOC tuyên bố đang nghiên cứu khả năng xây dựng một nhà máy sản xuất khí hóa lỏng nổi trị giá hàng tỷ USD để khai thác khí đốt ở vùng nước sâu của Biển Đông.
 
Cách đó hai năm, vào tháng 6/2012, CNOOC thông báo mời thầu nước ngoài thăm dò 9 lô dầu khí ở Biển Đông, nhưng Bắc Kinh đã không nhận được bất kỳ hồ sơ đấu thầu nào.
 
Đến nay, Trung Quốc đã khai thác dầu tại nhiều khu vực ven biển với tổng diện tích khoảng 160.000 km² tại Biển Đông, vùng biển rộng hơn 3 triệu km² và được coi là có trữ lượng dầu khí rất dồi dào.
 
Theo tính toán của các công ty dầu khí và bộ ngành Trung Quốc, Biển Đông có trữ lượng dầu khí từ 17-50 tỷ tấn. Trong khi đó, Mỹ ước tính chỉ vào khoảng 1,5 tỷ tấn. Trữ lượng này không nhỏ, song chỉ tương đương với nhu cầu dầu mỏ hiện tại của Trung Quốc trong 3 năm. 
Theo Dân Trí
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Return to top